Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024
Home Sức khoẻ Đối tượng và cách điều trị khi mắc bệnh trầm cảm

Đối tượng và cách điều trị khi mắc bệnh trầm cảm

Trầm cảm là căn bệnh tâm lí đáng sợ mà nhiều người mắc phải. Nó không chỉ ảnh hưởng tinh thần mà ngay cả thể chất cũng bị ảnh hưởng. Điều gì khiến căn bệnh này trở nên đáng sợ đến vậy hãy cùng VTC Pay Blog tìm hiểu Đối tượng và cách điều trị khi mắc bệnh trầm cảm.

Bảo hiểm VBI đã có mặt tại VTC Pay Blog sẽ đồng hành bảo vệ bạn mọi lúc mọi nơi giảm thiểu nỗi lo tài chính cho bản thân và gia đình bạn.

Trầm cảm là căn bệnh đáng sợ mà nhiều người mắc phải. Hiện nay, do bộn bề của cuộc sống, áp lực từ gia đình từ công việc và từ những biến cố trong cuộc đời là một trong số những nguyên nhân khiến con người ta dễ rơi vào tình trạng trầm cảm.

Những đối tượng dễ mắc chứng rối loạn trầm cảm

Rối loạn trầm cảm là căn phổ biến với mọi người, mọi lứa tuổi đặc biệt là khoảng từ 18-45 tuổi. Bởi đây là độ tuổi mà phải va chạm nhiều với nhiều yêu cầu khắt khe từ xã hội, từ cuộc sống như: việc làm, kết hôn, sinh con,… Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia y khoa đối tượng dễ rơi vào tình trạng trầm cảm thường rơi vào những nhóm dưới đây:

  • Người bị sang trấn tâm lí: là người trải qua những biến cố lớn trong cuộc đời như bị phá sản, bị lừa đảo, áp lực công việc, hôn nhân đổ vỡ, mất đi người thân,…
  • Phụ nữ sau sinh: đây là giai đoạn vô cung nhạy cảm đối với người phụ nữ. Bởi những thay đổi nhanh chóng trong hocmon, thay đổi lối sống, những bất ổn trong cuộc sống trước đó là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh ở nữ giới.
  • Học sinh, sinh viên: áp lực học hành, thi cử, áp lực từ thầy cô và gia đình về kết quả học tập.
  • Những người bị tổn thương cơ thể: người bị tai nạn lao động phải cắt bỏ một bộ phận cơ thể, người bị trấn thương sọ não, ung thư, người mắc những chứng bệnh truyền nhiễm.
  • Người lạm dụng qua nhiều bia rượu và chất kích thích trong thời gian dài.
  • Những người thiếu động lực trong cuộc sống: thiếu các mối quan hệ hỗ trợ, thiếu kĩ năng giao tiếp, khó ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống như: công việc, hôn nhân, gia đình,…

>>> Trầm cảm-kẻ giết người âm thầm

Các mức độ của bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm được chia làm 3 mức độ: nhẹ-vừa-nặng.

Để có thể chuẩn đoán được có mắc bệnh trầm cảm hay không ta cần phải dựa vào một trong hai triệu chứng chính của bệnh trầm cảm dưới đây:

Trong khoảng 2 tuần hay mỗi ngày

Đối tượng và cách điều trị khi mắc bệnh trầm cảm

Người bệnh xuất hiện các triệu chứng như khí sắc trầm, cảm thấy suy nhược, mệt mỏi, mất hứng thú trong cuộc sống và có ít nhất 4 triệu chứng dưới đây:

  • Cân nặng không ổn định, khi ăn có cảm giác tăng hoặc giảm cảm giác ngon miệng.
  • Mất ngủ hoặc ngủ triền miên.
  • Dễ kích động hoặc trở nên chậm chạp.
  • Cơ thể mệt mỏi, mất sức.
  • Hay cảm thấy bản thân vô dụng, không có giá trị hay cảm giác mặc cảm tội lỗi.
  • Khó tập trung, hay do dự.
  • Hay nghĩ đến cái chết, có ý định hay hành vi tự sát.

Những triệu chứng ở trẻ em và thanh thiếu niên

Đối tượng và cách điều trị khi mắc bệnh trầm cảm

  • Tự ti, đánh giá thấp bản thân
  • Dễ kích động, có hành vi gây hấn đến bản thân và những người xung quanh.
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Luôn cảm thấy khó chịu, không hài lòng, than phiền về cơ thể
  • Mất năng lượng
  • Chán học, tình hình học tập sa sút
  • Ở một số trẻ trở nên ngoan quá mức, sống tách biệt, lãnh đạm

Dựa vào những triệu chứng trên mà bác sĩ, chuyên gia về thần kinh và tâm lí có thể phân loại xem người bệnh trầm cảm ở mức độ nào. Ở một số trường hợp bệnh nhân sẽ được mời làm một vài bài test để được chuẩn đoán chính xác hơn.

Rối loạn trầm cảm sau sinh cũng là một loại trầm rối loạn trầm cảm phổ biến và được nhiều người quan tâm. Nó thường xuất hiện ở những mẹ lần đầu sinh con hoặc người sinh quá nhiều con nhưng lại không có sự hỗ trợ từ gia đình hoặc xã hội. Chính vì những lí do trên mà mẹ rơi vào tình trạng lo lắng, thiếu ngủ, cáu gắt, khó kiểm soát được hành vi, làm đau em bé, hoảng sợ khi con khóc,…

Những cách điều trị trầm cảm

Đối tượng và cách điều trị khi mắc bệnh trầm cảm

1. Điều trị bằng hóa dược

Đây là phương pháp phổ biến để điều trị trầm cảm. Tuy nhiên đây là phương pháp hữu ích cho người bị trầm cảm ở mức trung bình hoặc nặng không dành cho những trường hợp nhẹ bởi người bị trầm cảm nhẹ có thể điều trị được ở liệu pháp tâm lí.

2. Điều trị bằng liệu pháp tâm lí

Điều trị bằng liệu pháp tâm lí được như là phương pháp điều trị khá hiệu quả trong xã hội ngày nay. Để sử dụng phương pháp này đều phải được đào tạo bài bản, kĩ lưỡng để hỗ trợ điều trị tâm lí cho bệnh nhân tốt nhất. Hiệu quả của việc điều trị tâm lí không chỉ giúp người bệnh hồi phục, thoát khỏi sự phiền nhiễu của bệnh trầm cảm mà còn giúp bệnh nhân hiểu thêm về bản thân, làm tăng sự tự tin và giúp họ thích nghi tốt với đời sống.

Những liệu pháp tâm lí phổ biến như:

  • Nhận thức và trị liệu hành vi
  • Trị liệu bằng nghệ thuật
  • Trị liệu gia đình

Tùy theo tình trạng của người bệnh mà các bác sĩ, chuyên gia tâm lí lựa chọn liệu pháp phù hợp nhất.

Làm sao để ngăn ngừa bệnh trầm cảm

Để ngăn ngừa nguy cơ gây bệnh trầm cảm thì có một lối sống phù hợp cũng giúp tinh thần của bạn được được tốt hơn.

Chế độ sinh hoạt

Người bệnh nên có chế độ ăn uống hợp lí, thêm vào khẩu phần ăn uống những thực phẩm chưa nhiều thực phẩm giàu Omega 3, các khoáng chất, vitamin và các chất chống oxy hóa. Với người bị trầm cảm do nội sinh nên sử dụng những thực phẩm có khả năng làm tăng tuần hoàn máu, cải thiện tâm trạng.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

  • Hạn chế sử dụng nhiều rượu bia
  • Tập thể dục đều đặn
  • Không nê thức đêm, không nên phụ thuộc nhiều vào các thiết bị điện tử, internet, các ứng dụng mạng xã hội
  • Nên phát triển các mối quan hệ xã hội

Lời kết

Trên đây là Đối tượng và cách điều trị khi mắc bệnh trầm cảm. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp nhiều người có thể đề phòng và chữa trị khi thấy mình có dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Bảo hiểm VBI sẽ luôn đồng hành với bạn trong mọi lúc mọi nơi giảm nỗi lo tài chính. Hãy theo dõi VTC Pay Blog chúng mình để được cũng cấp thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.

- Advertisment -