Nội dung chính
Chế độ sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống của bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường rất quan trọng để có thể điều trị bệnh đạt hiệu quả nhất. Để tìm hiểu kỹ hơn hãy cùng VTC Pay Blog khám phá trong bài viết dưới đây nhé.
1. Bệnh đái tháo đường là gì?
Bệnh đái tháo đường hay còn được gọi là bệnh tiểu đường, đây là căn bệnh mãn tính. Căn bệnh này với biểu hiện lượng đường trong máu của người bệnh luôn cao hơn mức bình thường. Nguyên nhân chính do cơ thể của người bệnh bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
2. Kiểm soát bệnh đái tháo đường qua những phương pháp nào?
Các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu và đưa ra lời khuyên cho các bệnh nhân của mình những phương pháp có thể kiểm soát được bệnh tiểu đường như sau:
- Chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường rất quan trọng. Cần phải chọn lọc những thực phẩm dành riêng cho người mắc bệnh đái tháo đường
- Thiết lập những bài tập thể dục dành riêng cho bản thân, tăng cường vận động cơ thể. Tập thể dục ít nhất 3 lần/tuần.
- Tuân thủ nghe theo chỉ định của bác sĩ
- Thường xuyên thăm khám, kiểm tra sức khỏe, đo đường huyết.
3. Chế độ ăn của bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường
Chế độ sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống của bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường rất quan trọng. Để có thể điều trị bệnh đạt hiệu quả nhất, chế độ sinh hoạt hằng ngày là một phần trong quá trình điều trị bệnh đái tháo đường.
Chế độ ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều trị bệnh. Khi cơ thể mắc bệnh tiểu đường thì hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, giàu đạm, tránh để cơ thể mắc những căn bệnh như béo phì, tăng huyết áp, tăng cholesterol. Cơ thể ngoài mắc bệnh đái tháo đường xong còn kèm theo các bệnh béo phì, tăng huyết áp, tăng cholesterol sẽ dẫn đến các vấn đề đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Vì vậy, chế độ ăn của người mắc bệnh đái tháo đường cần được kiểm soát nghiêm ngặt để có thể giữ cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh nhất..
Lựa chọn loại thức ăn cân đối thành phần các chất, không để cơ thể thiếu hụt các nhóm chất. Tuy nhiên với các thành phần phần đạm, chất bột, chất béo trong thực đơn hàng ngày cần được nghe theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ, tránh ăn thừa những loại nhóm chất này.
4. Kiểm soát chỉ số đường huyết cho người bệnh đái tháo đường:
- Đường huyết khi đói giao động 4 -7.2 mmol/l
- Đường huyết 2 giờ sau khi ăn giao động trong khoảng dưới 10mmol/l hoặc tốt hơn dưới 8 mmol/l
- HbA1C trong khoảng từ 6.5% -7%
Mục tiêu này cần được cá thể hóa, người bệnh nên điều chỉnh phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân
5. Cân đối thành phần dinh dưỡng trong điều trị bệnh đái tháo đường
- Kiểm soát tăng glucose máu nhiều sau ăn, cũng không làm hạ glucose máu lúc xa bữa ăn, nhất là hạ đường huyết nặng
- Nguy cơ như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận được kiểm soát.
- Cải thiện tình trạng dinh dưỡng, thói quen ăn uống mang lại lối sống lành mạnh
- Giúp ngăn ngừa và điều trị các biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường
- Cải thiện sức khỏe đáng kể thông qua lựa chọn thực phẩm lành mạnh và hoạt động thể lực hợp lý.
6. Chế độ ăn đối với người bệnh đái tháo đường cũng cần được tuân thủ theo các nguyên tắc:
- Chỉ ăn đúng lượng thực phẩm cần thiết hàng ngày để duy trì cân nặng hợp lý, cần thiết cho hoạt động bình thường.
- Tránh tình trạng ăn quá no, hay quá đói nên ăn ở mức độ vừa đủ.
- Bữa ăn cần được tính toán định lượng giữa các nhóm chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và chất khoáng. Người bệnh cần ăn đa dạng các loại thực phẩm với số lượng và thời gian hợp lý
- Ăn đủ bữa trong ngày, tránh bỏ bữa, nên ăn đúng giờ.
- Tránh dồn bữa thành bữa ăn lớn, hãy chia nhỏ bữa ăn thành 3 bữa chính, 1-3 bữa phụ.
- Thay đổi thói quen bằng việc dùng thức ăn có chỉ số đường huyết thấp, ăn chậm và nhai kỹ
- Dùng các loại thuốc cần tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Trong trường hợp, nếu người bệnh dùng các loại thuốc hạ glucose máu, cần có tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng phối hợp bữa ăn sao cho phù hợp với thuốc về liều lượng và thời gian.
7. Chế độ luyện tập thể lực
- Hãy thường xuyên vận động thể lực giúp tăng sức chịu đựng cho tim và giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn
- Thường xuyên hoạt động cơ thể đều đặn, tránh cơ thể trong trạng thái mệt mỏi. Rèn luyện sức khỏe ít nhất 30 phút/ngày và hầu hết các ngày trong tuần.
- Hãy lựa chọn các bài tập phù hợp tình trạng sức khỏe của bản thân. Khi cơ thể đã có biến chứng của đái đường như biến chứng thận, tim mạch, cần hạn chế các động tác thể dục cường độ cao.
- Việc kiểm tra đường huyết trước và sau khi tập là rất cần thiết, để có thể điều chỉnh thuốc hoặc ăn thêm khi cần thiết.
Cần thăm khám bệnh thường xuyên để nhận được lời khuyên của các bác sĩ cũng như kiểm soát được lượng đường trong máu và có thể kiểm soát những căn bệnh biến chứng. Để giảm thiếu chi phí khám và chữa bệnh thì không thể thiếu bảo hiểm sức khỏe VBI Care. Bảo hiểm sức khỏe này giúp người bệnh giảm thiểu chi phí khám chữa bệnh, điều trị bệnh. Bảo hiểm VBI Care được bán trên hệ thống VTC Pay nên việc mua bảo hiểm rất dễ dàng và thuận tiện.
Lời kết
Trên đây là Chế độ sinh hoạt hằng ngày cho người bệnh đái tháo đường. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn biết thêm nhiều về những gì ăn làm và những gì không nên làm khi bị đái tháo đường. Đồng thời giúp bạn nâng cao sức khỏe mỗi ngày. Hãy theo dõi VTC Pay Blog để khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.