Nội dung chính
Thế giới đang đối chọi với dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Để phòng tránh loại virus nguy hiểm này, tiêm vaccine là điều cần thiết. Cùng tìm hiểu thông tin về Vaccine Pfizer, Nguồn gốc, Đối tượng tiêm.
Nguồn gốc Vaccine Pfizer
Vaccine Pfize còn được biết đến với tên gọi BNT162b2 dành riêng trong phòng chống dịch bệnh COVID-19. Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi Tập đoàn dược phẩm Pfizer của Mỹ và Công ty công nghệ sinh học BioNTech ở Mainz của Đức. Theo đó, loại vaccine này được FDA đã cấp Giấy phép Sử dụng Khẩn cấp đầu tiên cho vắc xin, được phân phối tại Hoa Kỳ. Đối tượng tiêm là người từ 16 tuổi trở lên trong thời gian đầu và mới đây là cho phép trẻ từ 12-16 tuổi tiêm vaccine này (theo thống kê tại Mỹ).
Cơ chế vaccine
Công nghệ vật liệu di truyền được ứng dụng trong loại vaccine này. Cụ thể, mRNA sẽ được sử dụng như “mồi nhử”, sau đó kích thích các tế bào trong cơ thể con người tạo ra protein virus, hướng hệ miễn dịch chống lại mầm bệnh tạo ra COVID-19 nguy hiểm. Kháng thể được sản sinh khi hệ miễn dịch của cơ thể tiếp xúc với protein, tiếp đó các tế bào miễn dịch nhận biết được virus SARS-CoV-2 và chống lại.
Hiệu quả vaccine
Trước khi được tung ra thị trường, hàng loạt nghiên cứu được tiến hành và cho hiệu quả lên đến 95% ở giai đoạn thử nghiệm. Một điều đáng mừng, vaccine Pfizer không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, an toàn dùng cho nhiều nhóm đối tượng.
Tác dụng phụ của vaccine
Vaccine Pfizer có tác dụng phụ không mong muốn và nếu xảy ra trong vòng 7 ngày sau khi tiêm thì bạn đừng quá lo lắng, đây là dấu hiệu bình thường. Một số biểu hiện có thể kể đến như: Sưng đau, biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, đau các cơ/khớp, cảm giác ớn lạnh, sốt, vết tiêm đỏ, sưng tấy, buồn nôn, có thể sưng hạch bạch huyết.
Đối tượng tiêm vaccine
Việc tiêm vaccine càng sớm càng tốt trong giai đoạn dịch bệnh phức tạo hiện nay. Đối tượng được khuyến cáo nên tiêm là từ 16 tuổi trở lên, trừ những trường hợp:
- Người tiêm xuất hiện phản ứng nghiêm trọng sau lần tiêm trước đó,
- Người tiêm xuất hiện phản ứng nghiêm trọng đối với bất kỳ thành phần: mRNA,lipids((4-hydroxybutyl) azanediyl) bis(hexane-6,1-diyl)bis(2-hexyldecanoate),2 [(polyethyleneglycol)-2000]-N,N-ditetradecylacetamide,1,2-Distearoyl-sn-glycero-3-phosphocholine, và cholesterol), potassium chloride, monobasic potassium phosphate, sodium chloride, dibasic sodium phosphate dihydrate, và sucrose.
Quy trình tiêm vaccine
Trước khi tiêm vaccine, hãy đảm bảo một tinh thần thoải mái và bổ sung năng lượng phù hợp (ăn uống đầy đủ). Đảm bảo 5K trong quá trình đi tiêm.
- Khâu tiếp đón đo thân nhiệt, huyết áp
- Thực hiện khám sàng lọc người đi tiêm, khai thác tiền sử dị ứng: Người đi tiêm nên thông báo với bác sĩ nhưng yếu tố như: Tiền sử dị ứng; Có sốt hoặc gặp phải các bệnh cấp tính không; Các bệnh về máu; Suy giảm miễn dịch hoặc hoặc đang sử dụng sản phẩm ảnh hưởng hệ miễn dịch; Có đang mang thai, sắp có thai, đang cho con bú hay không; Nếu đã từng tiêm thì tiêm loại vaccine nào?
- Sau khi khám sàng lọc và đủ điều kiện tiêm, nhân viên y tế sẽ chuyển sang thực hiện tiêm
- Sau tiêm, mọi người sẽ được theo dõi (ngồi chờ ít nhát 30 phút) và nếu xảy ra các hiện tượng sốc,… thì cần liên hệ ngay với nhân viên y tế và được xử lý kịp thời.
Tổng kết:
Tham khảo thông tin về vaccine Pfizer dùng trong phòng chống COVID-19. Tiêm vaccine càng sớm càng tốt, vừa bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho cả mọi người xung quanh.
>>> Xem thêm: Vaccine Covid-19 được sử dụng ở Việt Nam