Thứ Sáu, Tháng Mười Một 22, 2024
Home Mua gì hôm nay Sự nguy hiểm của bệnh tụt huyết áp và tăng huyết áp.

Sự nguy hiểm của bệnh tụt huyết áp và tăng huyết áp.

Nếu như bạn từng có các dấu hiệu như hoa mắt, chóng mặt trong thời gian ngắn thì có thể bạn đang gặp phải những vấn đề về huyết áp. Có hai tình trạng xảy ra phổ biến là tăng huyết áp và tụt huyết áp. Hãy cùng xem sự nguy hiểm của 2 loại bệnh này nhé.

Huyết áp cao và bệnh tăng huyết áp

Huyết áp cao là tình trạng máu đẩy quá mạnh vào thành động mạch khiến áp lực máu tăng cao. Bạn có thể nhận biết điều này khi đo huyết áp và thấy chỉ số ≥140/90 mmHg. Một số dấu hiệu của nó có thể kể đến như đau đầu, tim đập nhanh, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn,…

tụt huyết áp và tăng huyết áp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc huyết áp tăng cao như do di truyền, do chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên hút thuốc và uống rượu hay có lượng cholesterol trong máu quá nhiều.

Việc tăng huyết áp có thể ảnh hưởng xấu đến mạch máu, gây hại cho tim cùng nhiều bệnh khác như tai biến mạch máu não, xuất huyết não. Ngoài ra nó cũng làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận và các bệnh về mắt.

Huyết áp thấp và bệnh tụt huyết áp

Huyết áp thấp là khi một người có chỉ số huyết áp là 90/60 mmHg hoặc giảm hơn 20mmHg so với mức số huyết áp bình thường trước đó. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tụt huyết áp như mất nước, thiếu máu, thay đổi tư thế đột ngột, làm việc quá sức hoặc chế độ ăn uống không hợp lý.

tụt huyết áp và tăng huyết áp

Dấu hiệu của tụt huyết áp cũng gần giống với tăng huyết áp, tiêu biểu là hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, nhịp tim nhanh, da lạnh, nhợt nhạt, mờ mắt và có thể là ngất. Những lúc này cách xử lý đầu tiên để người bệnh đỡ hơn là cho họ nằm thẳng nhằm mục đích đưa máu lên não và pha một cốc trà gừng để nâng huyết áp tạm thời. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì nên đi bác sĩ để khám.

Những người bị huyết áp thấp kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến các tế bào thần kinh, gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ, có khả năng mắc bệnh Alzheimer và dễ khiến các cơ quan như thận, tim, phổi bị suy yếu. Ngoài ra, cũng như huyết áp cao, huyết áp thấp cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tai biến mạch máu não.

Sử dụng máy đo huyết áp để kiểm soát huyết áp

  • Tên gọi: Máy đo huyết áp bắp tay Jumper
  • Giá: 640.000đ (Freeship)

Cách sử dụng máy đo huyết áp bắp tay Jumper khá đơn giản. Trước tiên để vòng bít trải thẳng trên bàn, sau đó tạo vòng tròn khép kín bằng cách uốn đầu không có vòng kim loại vào đầu có vòng kim loại. Khi uốn xong thì luồn vòng bít vào cánh tay rồi dịch lên bắp tay và thắt chặt vòng bít bằng miếng dán.

tụt huyết áp và tăng huyết áp

Lưu ý đặt vòng bít sao cho mép vòng cách khửu tay khoảng 2 đến 3cm, phần ống dây dẫn khí thì đặt như hình phía trên minh hoạ. Sau khi thắt chặt vòng bít thì đặt bàn tay lên bàn, nhớ thẳng lưng và hướng lòng bàn tay lên sao cho vị trí vòng bít ngang với tim nhé.

Để đo huyết áp thì ấn nút nguồn Power để thiết bị về 0. Lúc này máy đo huyết áp sẽ bơm không khí và bắt đầu hoạt động. Bạn có thể thấy màn hình thiết bị xuất hiện những con số thể hiện áp suất trong vòng bít. Khi áp lực đạt được mức độ ổn định và cảm biến bắt được mạch thì thiết bị sẽ bắt đầu đo huyết áp. Bạn cứ yên tâm vì sản phẩm sẽ tự điều chỉnh thêm áp suất sao cho cảm biến bắt được mạch chính xác nhất, đảm bảo phép đo không có sự sai lệch.

tụt huyết áp và tăng huyết áp

Các giá trị bạn đo được khi dùng máy là nhịp tim cùng với huyết áp cao nhất và thấp nhất. Sử dụng xong bạn có thể nhấn vào nút nguồn để tắt, nếu quên ấn thì máy cũng sẽ tự tắt sau 30 giây khi không sử dụng.

Lời kết

Trên đây là sự nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp và tụt huyết áp. Để tránh tình trạng này xảy ra, bạn nên kiểm soát huyết áp của mình một cách hợp lý bằng cách sử dụng máy đo huyết áp tại MUDI nhé.

- Advertisment -