Thứ Hai, Tháng Tư 29, 2024
Home Sức khoẻ Những kiến thức về quá trình mang thai mà mẹ bầu nên...

Những kiến thức về quá trình mang thai mà mẹ bầu nên biết – Phần 1

Làm mẹ là một thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Tuy nhiên, mang thai là một quá trình vừa học nhằn vừa hạnh phúc với hơn 40 tuần nuôi dưỡng con phát triển. Đối với các bà mẹ mới mang thai lần đầu còn nhiều lạ lẫm, việc không có kinh nghiệm và không đủ kiến thức dễ dẫn đến tình trạng hoang mang, lo lắng.  Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp một số kiến ​​thức cơ bản của quá trình mang thai để giúp mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh

Khám thai 

nhung-kien-thuc-ve-qua-trinh-mang-thai-ma-me-bau-nen-biet-phan-1

Khám sức khỏe định kỳ là một thói quen tốt cho sức khỏe, khi chuẩn bị mang thai hoặc vừa mang thai, cần cùng người thân đến bệnh viện để khám sức khỏe toàn diện. Điều này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về sức khỏe của bản thân mà còn biết sức khỏe của thai nhi trong bụng.  Đặc biệt là chế độ ăn uống trước khi mang thai, uống thuốc, những thói quen xấu,… hãy kể thật chi tiết và trung thực để bác sĩ đưa ra lời khuyên hợp lý và quyết định những công việc phục vụ cho quá trình mang thai.

Tập thể dục vừa phải nhung-kien-thuc-ve-qua-trinh-mang-thai-ma-me-bau-nen-biet-phan-1

Khuyến cáo chung là nên đi bộ tăng dần từ 15 phút mỗi ngày, và đảm bảo thời lượng hoạt động cường độ vừa phải từ 30-45 phút mỗi ngày trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ.  Bạn có thể điều chỉnh cường độ tập luyện tùy theo thể trạng của mình.  Tập thể dục vừa phải có lợi để giảm đau lưng, giúp ngủ ngon, kiểm soát cân nặng, giúp phục hồi sau sinh và cũng rất quan trọng để thúc đẩy quá trình sinh nở diễn ra suôn sẻ.  Tập yoga cho bà bầu, đi bộ, đi chậm, làm việc nhà và cả bơi lội đều phù hợp.

Chế độ ăn (canxi, sắt, axit folic) 

nhung-kien-thuc-ve-qua-trinh-mang-thai-ma-me-bau-nen-biet-phan-1

Sau khi mang thai, sự tiêu hao năng lượng của cơ thể tăng lên, nhu cầu về các chất dinh dưỡng cũng tăng lên. Vì vậy, để đảm bảo năng lượng cho cơ thể và thai nhi phát triển khỏe mạnh, bạn nên ăn nhiều trái cây, rau xanh và đạm động vật. Hãy uống một cốc sữa nóng vào buổi sáng và tối, đặc biệt không cố tình ăn kiêng để giảm cân vì sợ béo lên sau khi mang thai.  Đồng thời, bạn nên chú ý bổ sung axit folic theo lời khuyên của bác sĩ và không nên tự ý bổ sung một lượng lớn vì sẽ có ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. Bổ sung dưỡng chất hợp lý rất có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.  Các thực phẩm được khuyến nghị để bổ sung sắt bao gồm thịt nạc đỏ, trứng, bông cải xanh, rau chân vịt, rau lá xanh, bánh mì nguyên cám và ngũ cốc.

>>>Xem thêm: Tác hại của ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới mẹ bầu như thế nào?

Thực hiện tốt việc vệ sinh khi mang thai 

Do thay đổi nội tiết tố, glycogen do âm đạo tiết ra tăng cao, dịch tiết ra nhiều và nhớt hơn. Tầng sinh môn ở trong môi trường ẩm ướt, nóng nực, kín gió lâu ngày, dễ dàng sản sinh ra một số lượng lớn vi khuẩn, trichomonas và nấm.  Theo thống kê, khả năng bị viêm âm đạo khi mang thai có thể lên tới 70%, nhiễm trùng roi Trichomonas và Candida có thể gây vỡ ối sớm, nhiễm trùng hậu sản thậm chí là thai chết lưu.

Nghỉ ngơi 

nhung-kien-thuc-ve-qua-trinh-mang-thai-ma-me-bau-nen-biet-phan-1

Sau khi mang thai, bạn nên bỏ thói quen làm việc và nghỉ ngơi không tốt như thức khuya, đồng thời duy trì tư thế nằm nghiêng bên trái. Với tư thế nằm nghiêng bên trái sẽ mang lại những lợi ích chính là:

  • Tăng cường cung cấp máu và chất dinh dưỡng cho nhau thai để đảm bảo sự phát triển của thai nhi
  • Giảm sự chèn ép của các mạch máu tử cung và tĩnh mạch chủ dưới đồng thời giảm các triệu chứng khó chịu khi mang thai; 
  • Nằm nghiêng bên trái một vài ngày trước khi sinh có thể thúc đẩy quá sinh đẻ diễn ra một cách thuận lợi hơn.

Xem thêm>>> Những kiến thức quan trọng về quá trình mang thai mà mẹ bầu nên biết – Phần 2

- Advertisment -