Thứ Ba, Tháng Mười Hai 17, 2024
Home Sức khoẻ Những điều cần biết khi bị viêm da cơ địa

Những điều cần biết khi bị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một trong những chứng bệnh về viêm da và ngứa mãn tính. Đặc biệt bệnh lí này có thể đi kèm với những bệnh cơ địa khác như: hen suyễn, viêm mũi dị ứng,… Các triệu chứng của viêm da cơ địa thường xuất hiện rất sớm. Vì vậy hãy cùng VTC Pay Blog tìm hiểu những điều cần biết khi bị viêm da cơ địa.

Bảo hiểm VBI đã có mặt trên VTC Pay sẽ luôn đồng hành và bảo vệ bạn giảm nỗi lo tài chính cho bản thân và gia đình.

Dấu hiệu khi bị viêm da cơ địa

Những điều cần biết khi bị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa thường xuất hiện ở những vùng như bàn tay và các vùng da có nếp gấp như: gấp khuỷu tay, gấp khoeo chân,…. Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện rõ ràng theo từng đợt và thuyên giảm nhưng sau một thời gian sẽ lại tái phát lại. Do đó, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Trong trường hợp cấp tính người bệnh sẽ thấy một vùng da ngứa và nổi những mẩn đỏ. Mức độ ngứa của bệnh có thể thay đổi thất thường đôi khi khá nghiêm trọng, đặc biệt vào ban đêm có thể khiến người mất ngủ. Khi bệnh có dấu hiệu lui dần da sẽ xuất hiện những vùng màu nâu, xám hay những mảng da dày do chà sát quá nhiều.

Những vùng bị viêm da cơ địa sẽ rất ngứa và người bệnh khiến người bệnh phải gãi nhiều. Những vùng da bị gãi rất dễ bị trầy xước thậm trí nặng hơn có thể bị nhiễm trùng gây tổn thương da, sưng viêm, tiết mủ đục và có mùi hôi. Với những người bị ngứa mãn tính, việc gãi và chà sát sẽ kéo dài khiến cho da dày lên.

Da của những người bị viêm da cơ địa sẽ thường khô và nứt nẻ.

Nguyên nhân của bệnh viêm da cơ địa

Những điều cần biết khi bị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một căn bệnh dị ứng, miễn dịch và có tính gia đình.

Viêm da cơ địa hiện nay vẫn chưa có nguyên nhân rõ ràng nhưng có một số giả thuyết cho rằng nguyên nhân khiến da nổi mẩn ngứa là do:

  • Da quá khô
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch bẩm sinh

Người mắc viêm da cơ địa thường xuất hiện tình trạng mẩn ngứa từ rất sớm từ tuổi sơ sinh và thường gặp nhiều ở những gia đình có người bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng,…

Ngoài những yếu tố trên thì một số nguyên nhân từ bên ngoài cũng có thể khiến bệnh dễ khởi phát hoặc có thể khiến bệnh trở nặng hơn như: tắm nước nóng; tắm lâu; thay đổi xà phòng, sữa tắm không phù hợp với da;… Tuy nhiên, để làm rõ nguyên nhân nhân gây ngứa và viêm da cơ địa đôi khi cần phải thực nhiên nhiều xét nghiệm nhưng không phải lúc nào cũng xác định được. Vù vậy, người bệnh nên chú ý và tránh những yếu tố dễ gây kích thích đã kể trên nhằm hạn chế khả năng mắc bệnh.

Cần làm gì khi bị viêm da cơ địa

Khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ của viêm da cơ địa hãy đến ngay chuyên khoa da liễu để được chuẩn đoán xác định và xây dựng phác đồ điều trị tốt nhất tránh gây khó chịu và bệnh kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Cách chữa trị viêm da cơ địa

Những điều cần biết khi bị viêm da cơ địa

Chủ yếu điều trị viêm da cơ địa sẽ giúp người bệnh giảm viêm và giảm ngứa đồng thời ngăn chặn các cơn tái phát trong tương lai và biến chứng của nó. Các loại thuốc mà bác sĩ thường kê chỉ định như:

Kem chống ngứa: được dùng để bôi vào vùng da có triệu chứng. Khi bệnh nhân bị ngứa quá nặng và ảnh hưởng đến sinh hoạt có thể phải sử dụng thuốc kháng sinh histamine theo đường uống và một số loại thuốc chống dị ứng khác có thể gây buồn ngủ ( thường được kê vào buổi tối).

Kem dưỡng ẩm: là loại kem dùng kèm theo với kem chống ngứa giúp giảm triệu chứng khó chịu. Bởi khi da mềm ẩm trong thời tiết lạnh hanh khô sẽ tránh tình trạng nứt nẻ ở da và dễ gây ngứa.

Kem kháng viêm: giúp hạn chế phản ứng viêm tại vùng da bị viêm, làm cho triệu chứng thuyên giảm, giúp da bớt mẩn đỏ, sưng, ngứa. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế sử dụng kem kháng viêm khi đã bớt ngứa và nên tăng cường các phương pháp chăm sóc khác nhẹ nhàng hơn như sử dụng kem dưỡng ẩm cũng giúp làm mềm da, kiểm soát viêm da cơ địa ở mức độ nhẹ thay vì sử dụng thuốc. Lưu ý các loại kem kháng viêm như corticoid chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Kháng sinh: khi da bị nhiễm trùng thì việc bổ sung thêm kháng sinh trong thời gian ngắn là việc cần thiết. Ngoài ra khi vết thương bị hở hay chảy dịch người bệnh nên đắp gạc đồng thời vệ sinh vết thương và thay băng mỗi ngày để tránh bội nhiễm.

Hạn chế các yếu tố gây kích thích bệnh khởi phát: nhiều người lo lắng viêm da cơ địa có lấy cho người khác hay gia đình mình. Tuy nhiên, bệnh xuất hiện do cơ địa từng người nên bạn không cần phải lo lắng sẽ lây nhiễm cho người khác. Bạn :

  • Ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng
  • Hạn chế gãi da đến mức tối thiểu, với trẻ nhỏ nên cắt móng tay và đeo găng tay cho bé vào bạn đêm
  • Không nên tắm quá lâu, nên sử dụng nước ấm thay vì nước nóng
  • Nên cố định một loại nước hoa hay xà phòng sữa tắm cố định và có tính tẩy rửa nhẹ nhàng. Nếu muốn thay đổi nên thử trên một da mỏng trước xem có gây kích ứng khi sử dụng không.
  • Cần mặc quần áo thoáng mát khi trời nóng. Khi thời tiết rở nên lạnh và khô nên sử dụng các loại kem dưỡng ảm và uống đủ nước.
  • Nên vệ sinh nhà của, giặt giũ chăn gối, nêm, thẩm thường xuyên, tránh những nơi có khói thuốc lá và môi trường bụi bặm.

Các biện pháp điều trị khác: chữa trị viêm da cơ địa bằng liệu pháp miễn dịch đang được từng bước ứng dụng. Tuy nhiên tính an toàn của các nhóm thuốc này vẫn chưa rõ ràng nên chỉ được sử dụng cho trẻ trên 2 tuổi và người lớn. Phương pháp này chỉ được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác đã thất bại hoặc không dụng nạp được.

Lời kết

Trên đây là những điều cần biết khi bị viêm da cơ địa. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp nhiều người biết và phòng trước khi bệnh khởi phát cải thiện đời sống. Hãy tham gia bảo hiểm VBI để được bảo vệ toàn diện nhất và cùng theo dõi VTC Pay Blog chúng mình để khám phá nhiều thông tin hữu ích nhé.

 

 

- Advertisment -