Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
Home Sức khoẻ Mụn cóc là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa điều trị...

Mụn cóc là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa điều trị hiệu quả

Mụn cóc (mụn hạt cơm) loại mụn thường hay nổi ở trên tay thường gây đau nhức, khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bạn. Vậy mụn cóc do đâu mà có? Làm sao để điều trị và phòng ngừa sao cho hiệu quả? Hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Mụn cóc là gì?

Mụn cóc là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa điều trị hiệu quả

Mụn cóc là loại mụn do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây nên. Chúng thường xâm nhập vào da qua những viết trầy xước ở vùng da bên ngoài tạo thành những khối u nhỏ lành tính, có bề mặt sần sùi, gây mất thẩm mĩ, làm cho người bệnh khó chịu và đặc biệt dễ lây lan từ người này sang người khác.

Có nhiều chủng virus HPV khác nhau nhưng chủ yếu chúng chỉ gây nên mụn cóc ở bàn tay, cánh tay và cẳng chân. Tuy nhiên, loại mụn này cũng có thể  lây lan và phát triển rất nhanh ra những bộ bận phận khác trên cơ thể do gãi, cào, chạm sờ,…

Bên cạnh đó một số chủng virus HPV có thể gây ra mụn cóc sinh dục với tỷ lệ ở nữ giới cao hơn nam giới gây khó chịu cho người bệnh, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Vì vậy để được khám và chữa trị tại những cơ sở uy tín với mức giá cực mềm, cực hấp dẫn hãy tham gia ngay bảo hiểm VBI tại VTC Pay để được nhận nhiều ưu đãi tốt nhất.

Các loại mụn cóc thường thấy

Mụn cóc thông thường

Mụn cóc là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa điều trị hiệu quả

Thường phát triển ở những khu vực da ở bàm tay, ngón tay, xung quanh móng tay, ngón chân. Đôi khi nó cũng có thể xuất hiện nổi trên những bộ phận khác. Mụn cóc thông thường có hình dạng tròn và bề mặt sần sùi.

Mụn cóc có dạng sợi mảnh

Đây là loại mụn thường mọc quanh xung quanh các vùng mắt, mũi , miệng. Chúng có dạng dài, mảnh và cùng màu với da. Đặc biệt, với những người nhiễm HIV hệ thống miễn dịch của họ bị suy giảm nên khi mắc cơ thể khó chống lại virus gây mụn.

Mụn cóc phẳng

Mụn cóc là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa điều trị hiệu quả

Là loại mụn có kích thước nhỏ (từ 1-5mm) ít sần sùi và khó phát hiện. Loại mụn này có thể mọc ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Mụn cóc phẳng thường có xu hướng lây lan nhanh, đôi khi có thể số lượng có thể lên tới hàng chục nốt. Vị trí loại mụn này thường xuất hiện ở lòng bàn tay, cẳng tay, mặt, cổ,…

Mụn cóc Plantar

Là loại mụn cóc thường mọc ở lòng bàn chân. Khác với những loại mụn cóc khác chúng phát triển bên trong da và gây khó chịu khi đi lại.

-> Top các loại mụn thường dễ mắc phải

Nguyên nhân gây nên mụn hạt cơm

Virus HPV xâm nhập vào cơ thể do những vết rách hay trầy xước trên bề mặt da, từ đó hình thành và phát triển thành mụn hạt cơm. Hiện nay có rất nhiều chủng virus HPV khác nhau và chúng sẽ gây ra các loại mụn hạt cơm khác nhau.

Mụn hạt cơm rất dễ dàng lây nhiễm bằng nhiều con đường khác nhau thể như:

  • Tiếp xúc hay sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người đang bị mụn cóc
  • Mút ngón tay
  • Gãi hay cắn mụn cóc
  • Cắn móng tay ( trong trường hợp mụn cóc mọc xung quanh ngón tay)
  • Cạo lông tay, lông chân
  • Da thường hay bị trầy xước hay ẩm do ngâm nước

-> Tổng hợp 7 nguyên nhân gây mụn mà bạn chưa biết

Các biện pháp phòng ngừa mụn cóc

Dù rất khó để ngăn ngừa mụn cóc. Tuy nhiên để phòng ngừa giảm nguy cơ mắc phải và ngăn ngừa mụn cóc có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể chúng ta cần lưu ý thực hiện:

  • Vệ sinh tay thường xuyên đặc biệt là lúc tiếp xúc với những người bị mụn cóc
  • Không nên chạm vào mụn cóc trên cơ thể
  • Không nên gãi hay nặn mụn cóc
  • Nên che mụn cóc bằng băng cá nhân
  • Luôn giữ cho tay tay và bàn chân luôn khô ráo
  • Nên đeo dép khi sử dụng phòng tắm chung

Các biện pháp điều trị mụn cóc tại nhà

Tỏi

Tỏi có thành phần chính là allicin có tính kháng khuẩn và chống nấm cao. Chính vì vậy, đây là một trong những cách chữa mụn cóc trong dân gian hiệu quả để lột bỏ các nốt mụn cóc. Tuy không thể có tác dụng lập tức nhưng kiên trì một thời gian bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Khi sử dụng cách này, bạn nên giã nát tỏi sau đó lấy nước cốt thoa lên các nốt mụn mỗi ngày trong khoảng từ 2-3 giờ cuối cùng rửa lại bắng nước ấm.

Lá tía tô

Đắp lá tía tô cũng là một cách để điều trị mụn cóc tại nhà hiệu quả. Lá tía tô sau khi được giã nát sẽ được đắp lên các nốt mụn và dùng gạc cố định. Bạn nên đắp lá tía tô vào buổi tối tránh chỗ đắp bị xê dịch, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bạn và thời gian đắp được lâu nhất. Sau một thời gian đắp mụn sẽ tựu khắc teo lại và tự bong ra.

Nha đam

Như ta được biết nha đam có nhiều công dụng làm đẹp cho da. Người ta cũng hay sử dụng nha đam để điều trị mụn cóc bởi hàm lượng axit malic bên trong nhựa nha đam cũng giúp tiêu dần những nốt mụn. cách này bạn cần bẻ một lá nha đam sau đó để nhựa trong suốt của lá nhỏ vào nốt mụn. Làm như vậy mỗi ngày nốt mụn cóc sẽ bị bào mòn giúp làn da bạn sáng mịn trở lại.

Lưu ý: các biện pháp điều trị tại nhà trên có yêu cầu độ kiên trì cao. Tuy nhiên tùy cơ địa mỗi người mà sẽ có trường hợp thấy không hiệu quả khi đó, bạn nên gặp bác sỹ để được kê đơn thuốc hoặc sử dụng những phương pháp điều trị khác để loại bỏ mụn hạt cơm tận gốc.

Lời kết

Trên đây là Mụn cóc là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa điều trị hiệu quả. Hy vọng bài viết của mình sẽ giúp ích được cho các bạn hiểu rõ được nguyên nhân và những cách điều trị tại nhà.

- Advertisment -