Thứ Tư, Tháng Năm 1, 2024
Home Xem - Ăn - Chơi Checkin ngay Bảo tàng gốm mới toanh tại làng gốm Bát Tràng

Checkin ngay Bảo tàng gốm mới toanh tại làng gốm Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng thì quá quen thuộc rồi nhưng bạn có biết Bảo tàng gốm mới toanh ngay tại nơi đây không. Lấy cảm hứng từ những chiếc bàn xoay của các nghệ nhân làm gốm, công trình này đã thu hút một lượng lớn giới trẻ đến đây checkin.

Vi vu mọi nơi với tiện ích săn vé vui chơi, vé xe, vé máy bay giá rẻ tại VTC PAY

Giới thiệu về Bảo tàng gốm Bát Tràng 

Làng gốm Bát Tràng là một làng gốm lâu đời nhất Việt Nam, với lịch sử tồn tại hơn 400 năm. Ngôi làng này nằm ở ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội. Nơi đây cũng là một trong những địa điểm tham quan du lịch của nhiều du khách trong và ngoài nước. Đến đây, bạn không chỉ được xem trực tiếp các nghệ nhân làm ra gốm mà còn có thể tự tay nhào nặn một sản phẩm dành riêng cho mình.

Giới thiệu bảo tàng làng gốm bát tràng

Đầu tư làng Gốm

Với tình hình xã hội ngày càng phát triển, các ngành nghề hiện đại dần chiếm vị trí cao trong xã hội và những làng nghề như nghề làm gốm với mức thu nhập ít ỏi lại càng có khả năng bị mai một và thất truyền. Đứng trước tình hình đó, giám đốc công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh – chị Hà Thị Vinh – con cháu đời thứ 15 của dòng họ làm gốm lâu nhất Bát Tràng đã quyết định dùng tiền của mình để đầu tư xây dựng nên Bảo tàng gốm này, với mục đích tôn vinh tổ nghiệp quê hương và giữ gìn những giá trị tinh hoa của làng nghề làm gốm.

Giới thiệu bảo tàng làng gốm Bát Tràng

Bảo tàng gốm Bát Tràng nằm tại số 28, thôn 5, làng cổ Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội. Công trình này mang tên Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt, được xây dựng trên một khu đất 3.700m2. Một mặt ở phía dòng kênh Bắc Hưng Hải, một mặt hướng về làng gốm Bát Tràng. Bảo tàng này được thiết kế bởi kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào và số vốn lên tới 150 tỷ đồng. Dự kiến tháng 6 sẽ mở cửa đón du khách, tuy nhiên trước đó địa điểm này đã thu hút rất nhiều bạn trẻ đến checkin rồi.

Kiến trúc độc đáo và thu hút

Thiết kế của bảo tàng gốm này được lấy cảm hứng từ những khối bàn xoay gốm của các nghệ nhân làm gốm. Phần chính của công trình là 7 xoáy ốc khổng lồ với những mặt cong đa diện, 7 xoáy ốc này tượng trưng cho 7 bàn xoay gốm. Nơi đây có kết cấu 4 tầng.

Kiến trúc bảo tàng độc đáo

Tầng 1 – Quảng trường gốm: Nơi các nghệ sĩ trưng bày sản phẩm của mình. Du khách có thể tham quan trải nghiệm. Nơi đây rất rộng, có thể tổ chức các chương trình, sự kiện văn hóa cổ truyền.

Tầng 2, 3 – Trung tâm của bảo tàng gốm: Nơi đây trưng bày các sản phẩm gốm trong suốt quá trình hình thành và phát triển, các gia phả nghề, giúp du khách có thể nhìn lại lịch sử của làng nghề làm gốm.

Tầng thượng – Khu vực đặc biệt: Nơi đây có không gian mở, có nhà hát, khu thương mại, nhà hàng, quán cà phê và các phòng nghỉ của các nghệ nhân… Khu vực này không khác gì một quán cà phê ngoài trời rộng rãi, thoáng đãng. Du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh khu bảo tàng tại đây hay nhìn ra dòng sông Bắc Hưng Hải phía trước.

Thiên đường sống ảo của các bạn trẻ

Nhìn từ dưới lên, du khách sẽ thấy nhiều đường xoắn ốc nối tiếp nhau, như đi lạc vào một hẻm núi hùng vĩ. Chỉ cần giơ máy lên là đã có những tấm ảnh sống ảo chất hết sức.
Thiên đường sống ảo của các bạn trẻ
Để tạo nên được một công trình như vậy, những người thợ đã phải sử dụng bê tông cốt thép sợi tuyến tính mỏng, vừa có tải trọng không quá lớn vừa chịu được lực lớn. Những vật liệu như gạch gốm cổ truyền, gạch men mosaic, ngói nung cũng được sử dụng để tạo nên màu sắc chân thực nhất cho bảo tàng.

Kết luận

Còn chờ gì nữa mà không đặt ngay một chiếc vé xe tại đây và tới ngay làng gốm Bát Tràng để có được những tấm ảnh xịn xò nào. Chúc bạn tham quan vui vẻ.

- Advertisment -