Nội dung chính
Với nhu cầu ăn uống bên ngoài và sự phát triển của ngành nhà hàng, dịch vụ, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm càng phải được chú trọng hơn. Vậy vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? Tiêu chí đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của VTC Pay Blog ngay!
Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
Cụm từ này để chỉ quá trình bảo quản thực phẩm giúp lưu giữ thực phẩm luôn sạch sẽ và đảm bảo an toàn khi tiêu thụ.
Không chỉ vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm còn bao gồm khâu chế biến, xử lý thực phẩm.
Hiểu đơn giản thì vệ sinh an toàn thực phẩm giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có các vi sinh vật gây hại. Để được công nhận thực phẩm đảm bảo vệ sinh, cần phải trải qua cả quá trình kiểm tra, xác nhận của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
Mục đích của vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? Tại sao cần giữ vệ sinh an toàn thực phẩm?
Đối với người tiêu dùng
Mục đích chung của giữ vệ sinh an toàn thực phẩm là bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng.
Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho con người. Thực phẩm sẽ đảm bảo sức khỏe cho chúng ta, nhưng nếu không được đảm bảo vệ sinh, thực phẩm sẽ trở thành tác nhân gây bệnh.
Các loại thực phẩm bẩn, không đảm bảo vệ sinh, không được bảo quản đúng cách có thể gây ngộ độc cấp tính, ngộ độc thực phẩm, nôn mửa, có thể dẫn đến nhập viện. Nhưng về lâu dài, tiêu thụ các loại thực phẩm này sẽ tích lũy các chất độc hại trong cơ thể, dần dần phá hủy hệ thống miễn dịch và các cơ quan trong cơ thể, gây phát bệnh sau một thời gian dài.
Các loại thực phẩm đều sẽ mất chất dinh dưỡng nếu điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Những người như người già, người ốm hay trẻ nhỏ là những đối tượng càng nhạy cảm với các thực phẩm thiếu vệ sinh.
Vì vậy, việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm giúp đề phòng và ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, dị ứng, hạn chế tối đa các rủi ro khi ăn uống.
Đối với nhà hàng, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm là tiêu chuẩn để các nhà hàng, các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm lựa chọn và đưa ra tiêu thụ những thực phẩm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Không chỉ ở việc giữ vệ sinh thực phẩm theo quy định, việc sử dụng các loại chất phụ gia, chất hóa học tổng hợp hoặc hóa học tự nhiên không quá mức quy định, cùng với quá trình đóng gói theo dây chuyền cũng cần đảm bảo theo đúng quy chuẩn.
Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn là một biện pháp tăng lợi thế cạnh tranh trong thị trường F&B nói chung.
Hậu quả của không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?
- Với người tiêu dùng, không chỉ là việc ngộ độc, đau bụng, ảnh hưởng sức khỏe mà còn kéo theo các chi phí khám, chữa bệnh, tiền thuốc và điều trị trong trường hợp ngộ độc nặng. Cùng với đó là chi phí chăm sóc người bệnh, ảnh hưởng đến cuộc sống như nghỉ học, nghỉ làm,…
- Với các cơ sở kinh doanh nhà hàng, ăn uống, vi phạm vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm dẫn đến các chi phí thu hồi, lưu giữ thực phẩm. Tiêu hủy sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh sẽ dẫn đến ảnh hưởng lợi nhuận, thu nhập. Việc vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm còn gây mất niềm tin của người tiêu dùng. Ngoài ra, sẽ phát sinh thêm các chi phí thiệt hại khác như thanh tra, kiểm tra, chi phí giải quyết hậu quả,…
Các tiêu chuẩn đánh giá vệ sinh an toàn thực phẩm.
1. Tiêu chuẩn Hazard Analysis and Critical Control Points (HACCP)
HACCP là biện pháp phân tích mối nguy và những điểm kiểm soát tới hạn. Tiêu chuẩn này tiếp cận dựa trên xác định rủi ro nhờ hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm sinh hóa học, vật lý của thực phẩm trong quá trình sản xuất, đóng gói và phân phối.
HACCP bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng bằng cách xác định các vấn đề an toàn thực phẩm trước khi chúng xảy ra. Điều này sẽ ngăn ngừa các trường hợp ngộ độc do tiêu thụ thực phẩm thiếu an toàn.
2. Tiêu chuẩn Good Manufacturing Practices (GMP)
GMP là tiêu chuẩn hướng dẫn đảm bảo chất lượng được công nhận bởi quốc tế trong việc sản xuất thực phẩm, đồ uống, dược phẩm, mỹ phẩm và cả các thiết bị y tế.
Tiêu chuẩn này đưa ra những nguyên tắc chung để cơ sở sản xuất phải thực hiện theo, nhằm đảm bảo tối đa chất lượng cao trong khây chế biến, sản xuất và phân phối sản phẩm.
Việc kiểm tra bắt buộc thực phẩm tại những điểm kiểm soát cũng giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Để kinh doanh sản xuất trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam, doanh nghiệp, cá nhân cần có các giấy tờ theo quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như quy trình sản xuất:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Chứng nhận cơ sở đủ ATVSTP.
- Giấy kiểm nghiệm thực phẩm
- Giấy kiểm nghiệm môi trường (đối với các cơ sở sản xuất)
- Và một vài giấy tờ khác tùy theo loại thực phẩm đang kinh doanh.
Ứng dụng quản lý bán hàng VTC Pos giúp tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, quản lý từ xa và quản lý đa chi nhánh đang có ưu đãi miễn phí 1 năm đầu sử dụng, giúp việc kinh doanh, quản lý nhà hàng, ăn uống đơn giản hơn.
Tải ứng dụng:
Giải pháp cho vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
Người tiêu dùng:
- Chọn cơ sở ăn uống, nhà hàng uy tín, có đầy đủ giấy phép.
- Sơ chế, chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh cá nhân và dụng cụ.
- Tách biệt các đồ vật đựng đồ sống và đồ chín giúp ngăn ngừa lây nhiễm chéo vi khuẩn, ký sinh trùng.
- Thực hiện việc ăn chín uống sôi.
- Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ và điều kiện thích hợp.
- Không tiêu thụ sản phẩm không rõ nguồn gốc, trôi nổi.
Nhà hàng, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm:
- Tuân thủ quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Theo dõi, quản lý quá trình sản xuất, phân phối để đảm bảo chất lượng sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
- Kiểu soát chặt chẽ nguồn nguyên vật liệu. Không cho quá mức quy định các loại phụ gia, chất tạo màu,… gây nguy hiểm cho người tiêu dùng.
- Thực hiện nghiêm túc việc kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ.
Lời kết: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là trách nhiệm của tất cả mọi người, để giúp đảm bảo an toàn cho tính mạng bản thân và những người xung quanh.