Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 22, 2024
Home Mẹo vặt - Kinh nghiệm Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm cần biết

Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm cần biết

Các trường hợp ngộ độc, nhập viện vì mất vệ sinh an toàn thực phẩm gần đây đã tác động lớn đến thói quen tiêu thụ thực phẩm của người tiêu dùng. Hãy cùng VTC Pay Blog tìm hiểu các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh mình nhé.

1. Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm quá trình chê biến, xử lý và bảo quản thực phẩm, giúp lưu giữ thực phẩm luôn sạch sẽ và đảm bảo an toàn khi tiêu thụ.

2. Các lý do gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm

Tồn tại rất nhiều nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Một vài trong số đó bao gồm:

  • Thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật gây hại, vi khuẩn trong quá trình chế biến, bảo quản. Đây là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc chính.
  • Thực phẩm trong quá trình vận chuyển và bảo quản không đảm bảo điều kiện yêu cầu, dẫn đến ôi thiu, biến chất.
  • Quá trình xử lý, chế biến thực phẩm chưa đảm đúng cách, chưa loại bỏ được các chất độc tự nhiên của thực phẩm như cá lóc, mực, sắn, măng,…
  • Sử dụng, sử dụng quá mức cho phép các chất hóa học, chất tạo màu thực phẩm, chất bảo quản,… trong kinh doanh, sản xuất thực phẩm (hàn the, formol, màu công nghiệp,..)
  • Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, diệt nấm, hoặc kim loại nặng tồn tại trên rau quả vượt quá mức quy định của bộ Y Tế.
  • Vấn đề quản lý chất lượng chưa đồng đều ở các khâu sản xuất, chế biến, vận chuyển, chuỗi cung ứng,…

bien phap ve sinh an toan thuc pham

Thực trạng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay

  • Thực phẩm bẩn tràn lan ngoài thị trường, các thực phẩm không đảm bảo nguồn gốc, chất lượng, thực phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc và có giá rẻ.
  • Mục đích sản xuất, kinh doanh thực phẩm đặt lợi nhuận lên trên hết, sử dụng quá mức thuốc kích thích tăng trưởng, cám tăng trọng, hóa chất cấm.
  • Quy trình chế biến không nghiêm ngặt, không đảm bảo vệ sinh (nguồn nước, môi trường, máy móc)

Ứng dụng quản lý bán hàng VTC Pos đang có ưu đãi miễn phí 1 năm đầu sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, quản lý từ xa và quản lý đa chi nhánh, việc kinh doanh, quản lý nhà hàng, ăn uống đơn giản hơn.

Tải ứng dụng: 

Các triệu chứng, dấu hiệu ngộ độc thực phẩm và cách xử lý

Ngộ độc thực phẩm là khi hệ tiêu hóa phản ứng lại nếu bạn ăn, uống các thực phẩm bị ôi thiu, mất vệ sinh.

Các triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện sau khi ăn vài giờ đến vài ngày, tùy theo nguyên nhân và độ nhạy của phản ứng cơ thể. Đa phần các trường hợp nhẹ sẽ bị tiêu chảy, đau bụng và có thể tự khỏi bệnh. Với các trường hợp xuất hiện nôn mửa, đau bụng dữ dội, có thể là khi tiêu thụ thực phẩm nặn gây tổn thương đường tiêu hóa, mất nước, nhiễm khuẩn huyết, cần nhập viện ngay lập tức.

Dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm

bien phap ve sinh an toan thuc pham

  1. Đau bụng: Cơn đau bụng có thể theo cơn và kéo dài đến vài giờ. Đây là triệu chứng khi chất độc từ thực phẩm gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột. Lúc này ruột bị viêm nhiễm và có dấu hiệu co thắt.
  2. Chuột rút: Người bị ngộ độc có thể gặp chuột rút ở các vùng cơ xung quanh ngực hoặc bụng dưới, cạnh xương chậu.
  3. Tiêu chảy: Đây là triệu chứng thường thấy nhất khi ngộ độc. Khi gặp độc tố và vi sinh vật gây viêm ruột, ruột sẽ tăng tiết dịch làm giảm hấp thụ nước và các chất lỏng khác.
  4. Buồn nôn, nôn: Phản ứng này xuất hiện khi cơ thể muốn loại bỏ chất độc hại khỏi đường tiêu hóa. Nếu nôn mửa kéo dài, hãy chú ý bổ sung nước và thức ăn để cơ thể không bị mất sức.
  5. Đau đầu: Khi cơ thể mất nước và rối loạn điện giả sẽ gây giảm lượng máu và oxy lên các tế bào não, dẫn đến đau đầu.
  6. Sốt: Người bị ngộ độc có thể sốt từ 37.5 – 38.5 độ. Quá trình tăng thân nhiệt của cơ thể để chống lại viêm nhiễm từ các tế bào bạch cầu và đại thực bào

7. Mất nước: Nếu tiêu chảy và nôn mửa kéo dài, cơ thể sẽ mất nước và có các dấu hiệu đắng miệng, da khô, thấy khát,…

Xử lý thế nào khi bị ngộ độc thực phẩm?

bien phap ve sinh an toan thuc pham

  • Ngừng ăn các thực phẩm nghi ngờ bị nhiễm khuẩn, ôi thiu.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế làm việc nặng quá sức.
  • Bổ sung nước, chất điện giải và dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Nếu cần, hãy đến gặp bác sỹ để được hướng dẫn, thăm khám.

Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm

bien phap ve sinh an toan thuc pham

 

  1. Chọn thực phẩm tươi sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
  2. Giữ vệ sinh khu vực ăn uống, chế biến và bảo quản thực phẩm sạch sẽ, thoáng mát.
  3. Sử dụng đồ dùng nấu nướng, ăn uống sạch sẽ. Không dùng chung đồ dùng cho thực phẩm sống và chín.
  4. Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín trước khi ăn.
  5. Bảo quản thực phẩm cẩn thận, đậy thức ăn để tránh côn trùng, không để lẫn đồ sống và chín.
  6. Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi nấu và trước khi ăn.
  7. Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột nếu cần.

Tạm kết: Qua bài viết, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về các triệu chứng khi ngộ độc thực phẩm. Chúc bạn sẽ có những lựa chọn và sủ dụng thực phẩm sạch để bảo vệ sức khỏe của mình nhé!

Xem thêm: Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? Các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

- Advertisment -