Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024
Home Mẹo vặt - Kinh nghiệm Tư duy phản biện là gì? Phương pháp rèn luyện tư duy...

Tư duy phản biện là gì? Phương pháp rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả

Tư duy phản biện được xem như chiếc chìa khóa giúp bạn thoát khỏi những lối mòn trong suy nghĩ, mở rộng tầm nhìn cho mỗi người? Vậy, tư duy phản biện là gì? Làm sao để rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả? Cùng VTC Pay blog tìm hiểu ngay nhé!

Tư duy phản biện là gì? 

Critical thinking

Tư duy phản biện (Critical thinking) là quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá về một thông tin, vấn đề nhằm dảm bảo tính chính xác, khách quan của thông tin, vấn đề đó.

Nói một cách dễ hiểu, người có tư duy phản biện sẽ không dễ dàng tin vào một thông tin hay một chiều hướng, mà họ sẽ phân tích đánh giá và nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, đa chiều.

Tại sao Critical thinking lại quan trọng? 

Bất kỳ môn học, ngành nghề hay công việc nào cũng đều cần có critical thinking. Nó giúp bạn có được khả năng phân tích và nhìn nhận vấn đề một cách logic, đưa ra những lập luận sắc bén để giải quyết vấn đề một cách đúng đắn.

Người có tư duy phản biện sẽ biết nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều, có đầu óc linh hoạt. Điều này sẽ giúp ích cho mỗi cá nhân trong việc tiếp thu kiến thức và làm việc hiệu quả.

Ngoài ra, critical thinking sẽ giúp cá nhân hiểu rõ bản thân và đưa ra quyết định đúng đắn. Nó sẽ giúp bạn luôn kiên định và giữ vững lập trường giữa những lời khuyên hay góp ý từ người khác. Critical thinking cũng sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết những thông tin sai lệch, từ đó giảm rủi ro bạn đưa ra những quyết định, hành động không đúng đắn.

Phương pháp rèn luyện critical thinking hiệu quả 

Tư duy phản biện là kỹ năng có thể được rèn luyện và trau dồi hằng ngày. Cùng tìm hiểu 4 phương pháp rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả dưới đây nhé!

1. Tiếp thu, trau dồi kiến thức

Critical thinking

Kiến thức nền là điều quan trọng để có được tư duy phản biện tốt. Khi có kiến thức nền về những vấn đề trong xã hội, bạn mới có thể biết cách nhìn nhận sự việc một cách khách quan và đa chiều. Vì vậy, hãy tạo thói quen tiếp thu, trau đồi kiến thức về các lĩnh vực khác mỗi ngày qua sách, báo, podcast,……để rèn luyện critical thinking hiệu quả.

Có rất nhiều cuốn sách giúp bạn rèn luyện critical thinking hiệu quả như: Critical thinking skills for Dummies; Oxford guide to effective argument and critical thinking; An A to Z of Critical thinking, tư duy nhanh và chậm,…….Tất cả những cuốn sách này và còn nhiều sách rèn luyện critical thinking khác hiện đang có trên Google Play Books – nền tảng sách và sách nói hàng đầu Việt Nam. Nhanh tay thanh toán google play qua ví điện tử VTC Pay để không bỏ lỡ những đầu sách chất lượng này nhé!

=>> Xem ngay: Cài đặt thanh toán qua google play – thanh toán google play

2. Đặt câu hỏi cho mọi vấn đề

Critical thinking

Một vấn đề sẽ luôn có nhiều góc khuất và khía cạnh khác nhau. Nếu chỉ suy nghĩ đơn giản, sơ qua, bạn sẽ khó có thể hiểu sâu vấn đề. Vì thế, luôn có tư duy đặt câu hỏi, đưa ra các giả định trước một sự việc và có thể tự tìm tòi để tìm ra câu trả lời hoặc hỏi người khác. Khi đó, bạn sẽ có thêm những góc nhìn mới và cái nhìn khách quan hơn về sự việc.

3. Nhìn nhận vấn đề dựa trên tình hình thực tế

Trong quá trình tiếp cận một vấn đề, sự việc, sẽ không tránh khỏi việc bạn sẽ gặp nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, trước những ý kiến đó, bạn cần nhìn nhận sự việc dựa trên tình hình thực tế, dựa trên bối cảnh lúc bấy giờ để đưa ra kết luận khách quan nhất.

4. Sử dụng sơ đồ hóa ý kiến

Sơ đồ hóa ý kiến chính là sử dụng phương pháp “5W-1H”. Nghĩa là khi tiếp cận với một vấn đề, bạn cần tự hỏi: Vấn đề đó là gì? của ai? diễn ra ở đâu? khi nào? và diễn ra như thế nào? Kết hợp 5W-1H cùng cơ sở khoa học để trả lời vấn đề, khi đó bạn sẽ có cái nhìn khách quan và toàn diện hơn.

Tổng Kết 

Tư duy phản biện đóng vai trò quan trọng trong học tập và công việc, giúp bạn có  tầm nhìn phát triển và rộng mở. Vì thế, hãy áp dụng ngay 4 phương pháp trên và rèn luyện tư duy phản biện cho chính bạn ngay từ bây giờ nhé. Chúc bạn thành công!

- Advertisment -