Nội dung chính
Sốt xuất huyết là căn bệnh khá nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em thường xuất hiện nhiều nhất ở thời điểm giao mùa. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và nghiêm trọng. Hãy cùng VTC Pay Blog tìm hiểu triệu chứng khiến sốt xuất huyết trở nặng ít ai biết nhé.
Bảo hiểm VBI đã xuất hiện ở VTC Pay sẽ đồng hành cung bạn và gia đình giúp bảo vệ gia đình bạn trọn vẹn nhất. Hãy tham gia ngay để nhận được nhiều sự bảo vệ sớm nhất.
Những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em
Ở trẻ em sốt xuất huyết biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau và có diễn biến khá phúc tạp. Bệnh được chia làm 3 giai đoạn chính từ nhẹ đến nặng như: giai đoạn sốt; giai đoạn nguy hiểm; giai đoạn hồi phục các bậc phụ huynh nên lưu ý kĩ để chữa trị kịp thời ngay từ giai đoạn đầu.
Giai đoạn sốt
Giai đoạn sốt là giai đoạn đầu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ. Trẻ có thể bị sốt cao đột ngột và liên tục. Với những bé tuổi nhỏ sẽ có những biểu hiện như: bứt rứt; quấy; khóc. Còn trẻ lớn hơn sẽ cảm thấy chán ăn, buồn nôn, đau đầu, có biểu hiện xung huyết dưới da, đau cơ, nhức hai mắt, có thể chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
Khi đưa con đi xét nghiệm máu ở giai đoạn này thường không có biểu hiện rõ ràng. Thể như dung tích hồng cầu bình thường, lượng tiểu cầu có thể bình thường hoặc giảm dần, lượng bạch cầu giảm.
Giai đoạn nguy hiểm
Sau khi qua giai đoạn sốt đây sẽ là giai đoạn khá nguy hiểm của bệnh. Nó thường rơi vào từ 3-7 ngày sau khi tẻ mắc bệnh. Biểu hiện:
- Sốt thuyên giảm
- Bụng chướng to kéo dài trong 24-48h
- Vật vã, lờ đờ, bứt rứt
- Đầu chi lạnh, da lạnh
- Tiểu ít
- Tụt huyết áp hoặc không thể đo được huyết áp
- Có thể xuất hiện những bầm tím, các nốt xuất huyết rải rác ở hai cẳng chân, mặt trong của hai cánh tay, ở bụng, đùi, bên mạng sườn.
- Trẻ vẫn có thể xuất huyết ở niêm mạc, chảy máu mũi, chân răng hay có thể tiểu ra máu.
Lưu ý: biểu hiện xuất huyết không phải biểu hiện bắt buộc của sốt xuất huyết. Trẻ cũng có thể mang bệnh mà không có bất cứ biểu hiện của triệu chứng xuất huyết. Nếu không kịp cứu chữa kịp thời trẻ có thể trở nặng và gây ra những biến chứng nguy hiểm khiến trẻ bị sốc. Với những biểu hiện như: giảm tri giác, thân nhiệt và huyết áp.
Giai đoạn phục hồi
Khi vượt qua được giai đoạn nguy hiểm khoảng 48-72h trẻ sẽ trong giai đoạn phục hồi, bệnh được cải thiện, hết sốt, thèm ăn, huyết áp ổn định, đi tiểu nhiều hơn. Lượng bạch cầu được tăng lên và số lượng tiểu cầu trở vè bình thường nhưng chậm hơn so với bạch cầu.
Điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho trẻ
Khi thấy trẻ có tình trạng của bệnh sốt xuất huyết hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được chuẩn đoán và chữa trị kịp thời. Sau khi được khám chữa vượt qua được giai đoạn nguy hiểm phần lớn sẽ được trở về theo dõi và chữa trị tại nhà và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Chính vì vậy để cha mẹ cần chú ý những điều dưới đây để quá trình điều trị của con có thể đạt hiệu quả nhanh nhất:
- Nếu trẻ vẫn sốt cao trên 39 độ cần cho trẻ uống ngay paracetamol để hạ sốt kịp thời, nới lỏng quần áo và lau bằng nước ấm. Lưu ý không nên dùng aspirin hay ibuprofen để tránh xuất huyết.
- Nên cho trẻ uống nhiều nước ( đã được đun sôi để nguội), nước điện giải, nước trái cây, cháo loãng với muối,… để bổ sung chất điện giải cho bé.
- Nên chia làm nhiều bữa nhỏ cho trẻ, nên ăn nhiều thưc ăn loãng, dễ tiêu để cân bằng dinh dưỡng. Không nên sử dụng các loại thực phẩm hay nước uống có màu sẫm để tránh trường hợp nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa.
- Nên cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà và hạn chế vận động trong thời gian bị bệnh
- Khi trẻ không thể uống đươc nước bởi nôn nhiều, người lờ đờ, không tỉnh táo, đau bụng ngày càng nặng, xuất huyết tiêu hóa đột ngột hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám chữa thêm.
Lời kết
Trên dây là Triệu chứng sốt xuất huyết trở nặng ít ai biết. Hy vọng qua bài viết này sẽ nhiều cha mẹ sẽ biết được tình trạng bệnh của con và giúp con được điều trị sớm nhất. Hãy the dõi ngay VTC Pay Blog để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.