Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
Home Sức khoẻ Tăng huyết áp "kẻ giết người thầm lặng" đáng lưu ý

Tăng huyết áp “kẻ giết người thầm lặng” đáng lưu ý

Cao huyết áp là bệnh lí về tim mạch rất nguy hiểm bởi bệnh thường diễn ra âm thâm ma không hề có bất cứ triệu chứng nào. Ở Việt Nam tính trong năm 2016 đã có đến hơn 40% người bị mắc bệnh tăng huyết áp. Vậy nguyên nhân nằm ở đâu, cách điều trị như thế nào hãy cùng VTC Pay Blog tìm hiểu trong Tăng huyết áp “kẻ giết người thầm lặng”đáng lưu ý.

Hãy tham gia bảo hiểm VBI để được bảo vệ mọi lúc mọi nơi giảm thiểu nỗi lo tài chính cho mọi nhà

Bệnh cao huyết áp là gì?

Tăng huyết áp "kẻ giết người thầm lặng" đáng lưu ý

Cao huyết áp là bệnh lí mã tính. Khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng  cao gây ra nhiều áp lực cho tim và còn là nguyên nhân gây ra những bệnh tim mạch như: tai biến mạch máu não, suy tin, nhồi máu cơ tim,…

Một số loại cao huyết áp phổ biến

  • Cao huyết áp không rõ nguyên nhân cụ thể
  • Huyết áp tăng thứ phát: huyết áp tăng cao do một số bệnh ở thận, động mạch, van tim và một số bệnh nội tiết.
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: là khi huyết áp tâm thu tăng mà huyết áp tâm trương bình thường.
  • Tăng huyết áp khi mang thai.

Huyết áp cao là bao nhiêu?

Theo công bố mới nhất của Hiệp hội Tim mạch châu Âu (ESC) cao huyết áp được phân loại như sau:

  • Huyết áp tối ưu: dưới 120/80 mmHg trở lên
  • Huyết áp bình thường: 120/80 mmHg trở lên
  • Huyết áp bình thường cao: 130/85 mmHg trở lên
  • Cao huyết áp độ 1: từ 140/90 mmHg trở lên
  • Cao huyết áp độ 2: từ 160/100 mmHg trở lên
  • Cao huyết áp độ 3: từ 180/110 mmHg trở lên
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên, huyết áp tâm trương ở mức bình thườn dưới 90mmHg
  • Tiền tăng huyết áp: huyết áp tâm thu >120 – 139 mmHg, huyết áp tâm trương > 80-90mmHg.

Triệu chứng bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp "kẻ giết người thầm lặng" đáng lưu ý

Triệu chứng của căn bệnh này khá khó thể nhận biết bởi hầu hết bệnh nhân không hề thấy bất kỳ nguyên nhân cùng triệu chứng rõ ràng nào dù bệnh đã ở tình trạng khá nghiêm trọng. Tuy nhiên vẫn có một số ít bệnh nhân biểu hiện triệu chứng như: đau đầu; khó thở; chảy máu cam,…

Chính vì triệu chứng không rõ ràng kể cả khi bệnh ở ở giai đoạn khá nặng cho nên các biến chứng tim mạch có thể đột ngột xuất hiện và cướp đi tính mạng của người bệnh.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp

Hầu hết bệnh tăng huyết áp không rõ nguyên nhân được gọi là tăng huyết áp vô căn. Bệnh này thườn được di truyền và phổ biến ở nam giới.

Tăng huyết áp thứ phát là hệ quả của một số bệnh lí như; thận; tuyến giáp; u tuyến thượng; tác dụng phụ gây ra bởi thuốc tránh thai; thuốc cảm; rượu bua, thuốc lá, cocaine. Đối với trẻ em đặc biệt với trẻ dưới 10 tuổi cao huyết áp thứ phát thường do các bệnh khác gây ra.

Tăng huyết áp thai kì thường xảy ra khi thai nhi ở tuần thứ 20. Huyết áp trong thời kì mang thai thường là do thiếu máu, nhiều nước ối, mang thai con đầu lòng, mang đa thai, thai phụ ở độ tuổi dưới 20trên 35 có tiền sử bị bệnh cao huyết áp hoặc đái tháo đường,…

Những người có nguy cơ bị bệnh cao huyết áp

  • Người lớn tuổi: độ đàn hồi của hệ thống thành mạch không còn như trước dẫn đến huyết áp cao.
  • Giới tính: đàn ông dưới 45 tuổi thường sẽ mắc bệnh cao huyết áp nhiều hơn phụ nữ. Tuy nhiên phụ sau tiền mãn kinh lại có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn so với đàn ông ở độ tuổi này.
  • Tiền sử đã từng bị tăng huyết áp hoặc bị bệnh tim mạch.
  • Những người thừa căn, béo phì.
  • Người lười vận động
  • Người ăn mặn, ăn nhiều muối
  • Sử dụng quá nhiều rượu bia, hút thuốc lá
  • Người hay căng thẳng.

Điều trị bệnh cao huyết áp như thế nào?

Thay đổi lối sống

Các biện pháp không sử dụng thuốc luôn đóng một vai trò qua trọng trong liệu trình điều trị. Bệnh nhân có thể kiểm soát huyết áp bằng cách:

  • Nên sử dụng chế độ ăn uống lành mạnh và ít muối
  • Tập thể dục thường xuyên, vừa sức
  • Cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng
  • Ngừng hoặc hạn chế tối đa rượu bia, bỏ hút thuốc
  • Tránh bị nhiễm lạnh đột ngột
  • Kiểm soát các bệnh liên quan
  • Sử dụng thuốc điều trị huyết áp theo chỉ dẫn của bác sỹ
  • Thường xuyên kiểm tra huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp cá nhân.

Sử dụng thuốc điều trị huyết áp

Tăng huyết áp "kẻ giết người thầm lặng" đáng lưu ý

Bên cạnh có một lối sống lành mạnh thì cải thiện bệnh bằng cách sử dụng thuốc mà bác sĩ kê đơn cũng rất quan trọng.

Trong suốt quá trình điều trị bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho bạn. Tuy nhiên trong suốt quá trình điều trị mà bác sỹ sẽ theo dõi để tăng  và giảm lượng thuốc sao cho hợp lí. Vì vậy hãy lưu ý về tình hình sức khỏe của bản thân để thông báo cho bác sỹ về tác dụng không mong muốn của thuốc. Điều trị huyết áp là điều trị cả đời chính vì vậy người bênh không nên tự ý ngừng điều trị và cần phải tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa.

Điều trị huyết áp trong trường hợp khẩn cấp

Có một số trường bị cao huyết áp dẫn đến phải nhập viện và cứu chữa kịp thời. Bệnh nhân có thể phải sử dụng bình thở oxy hoặc thuốc hạ huyết áp khẩn cấp để cải thiện tình hình.

Thông thường các bệnh về tim mạch đặc biệt là những bệnh lí mãn tính phổ biến như tăng huyết áp thì điều trị luôn là vấn đề mà nhiều bác sĩ đau đầu bởi điều trị thường phải phối hợp nhiều thuốc dẫn đến việc bệnh nhân quên uống thuốc hoặc có thể có thuốc nhưng không uống hoặc không uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Điều đó sẽ dẫn đến hiệu quả điều trị không cao, lâu khỏi. Vì vậy bệnh nhân phải nghiêm túc trong việc điều trị cũng như phối hợp tốt với bác sĩ để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.

Lời kết

Trên đây là Tăng huyết áp “kẻ giết người thầm lặng” đáng lưu ý. Hy vọng qua bài viết này mọi người sẽ có cái nhìn bao quát về bệnh cao huyết á cũng như cách điều trị hợp lí. Hãy tham gia ngay bảo hiểm VBI để được bảo vệ mọi lúc mọi nơi giảm nỗi lo tài chính cho mọi nhà và theo dõi trang VTC Pay Blog chúng mình để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.

- Advertisment -