Thứ Ba, Tháng Mười Hai 17, 2024
Home Sức khoẻ Niềng răng có nên nhai nhiều không? List đồ ăn cho người...

Niềng răng có nên nhai nhiều không? List đồ ăn cho người niềng răng

Người niềng răng có nên nhai nhiều không? Những loại đồ ăn gì phù hợp cho người niềng răng? Tất tần tật những điều mà người niềng răng nên và không nên làm?

BẠN ĐÃ BIẾT CHƯA? Bảo hiểm VBI đã có mặt trên VTC Pay sẽ luôn đồng hành đồng hành cùng bạn giúp giảm nỗi lo tài chính và bảo vệ bạn cùng gia đình. Tìm hiểu TẠI ĐÂY.

Người niềng răng có nên nhai nhiều không? Cách chăm sóc răng khi niềng

Khi bạn gặp các vấn đề về răng như răng khấp khểnh, răng hô, hàm nhai yếu,… bạn thường tìm đến các trung tâm niềng răng và bắt đầu hành trình tìm kiếm hàm răng hoàn thiện hơn. Việc bắt đầu sống chung với mắc cài sẽ thay đổi phần nào chế độ sinh hoạt và ăn uống của bạn. Để tránh những tổn thương có thể xảy ra, bảo vệ răng bạn, các bộ phận niềng đang hiện diện trong miệng bạn,… nên tuân theo những điều dưới đây:

  • Khuyến cáo người niềng răng  không ăn/nhai các thực phẩm có độ cứng cao hoặc quá dai/dẻo,… => Ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha, thậm chí có thể gây nên tình trạng bung mắc cài, xô lệch,… khó kiểm soát.
  • Khuyến cáo người niềng răng không ăn thực phẩm nhiều đường, nhiều axit, không hút thuốc, không sử dụng đồ uống có ga => Có thể ảnh hưởng đến các bộ phận niềng răng, có thể gây ra những tổn thương hoặc những bệnh về răng miệng khác trong quá trình niềng răng (như sâu răng, viêm,…) gây khó khăn trong quá trình chỉnh nha.
  • Người niềng răng nên ăn những đồ ăn cắt nhỏ, dễ nhai nhuốt, không nên cắn xé mạnh (như gặm thịt gà, gặm xương, xé bim bim bằng răng,…) => Có thể khiến răng bị xô lệch nhiều hơn, ảnh hưởng đến tiến độ niềng răng.
  • Bỏ ngay những thói quen xấu: cắn bút, mút ngón tay, mút môi, lấy lưỡi đẩy răng… => Ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của răng.

Về câu hỏi: Người niềng răng có nên nhai nhiều không? Trên thực tế ghi nhận được tình trạng người mới niềng răng sẽ bị đau răng trong một thời gian, các bộ phận sắt/móc trong miêng cần thời gian để bạn thích nghi. Do đó, khi mới niềng răng bạn nên ăn uống nhẹ nhàng. Một thời gian sau đó, nếu cảm thấy bộ niềng đã quen thuộc hơn, không còn quá đau buốt,… bạn có thể ăn nhiều hơn, nhai nhiều hơn (chú ý vẫn tuân theo những lưu ý phía trên).

Hay tập nhai hai hàm, thói quen ăn uống chậm rãi, kĩ càng không nên ngừng nhai (có những bệnh nhâu chỉ uống những thực phẩm dạng lỏng để đỡ phải nhai). Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện khớp cắn, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống.

Những món ăn cho người niềng răng

đồ ăn cho người niềng răng

Khi đã niềng răng một thời gian và cảm thấy răng không còn đau nhức, bạn có thể chọn lựa nhiều món ăn hơn (chỉ cần tránh những điều khuyến cáo trên). Trái lại, khi bắt đầu niềng răng, răng bạn còn rất yếu, các khí cụ có thể cứa vào khoang miệng khiến bạn đau nhức, có thể chảy máu đôi chút. Hãy tham khảo danh sách đồ ăn dưới đây:

1. Thực phẩm xốp, mềm, dễ nhai

Những món ăn có thể kể đến như: cháo, bún, phở, bột ngũ cốc, bánh mì, cơm nấu mềm (có thể xay),… Những món ăn này nên được bổ sung protein đến từ trứng, thịt xay, cá,… Chỉ cần bạn nấu mềm, độ nóng vừa phải, không nên cho quá đậm vị là có thể thưởng thức dễ dàng hơn rồi nhé

Nếu lựa chọn các loạt bánh, bạn nên chọn bánh ít ngọt, có thể chọn bánh xốp mỏng nhẹ, dễ ăn.

2. Sữa, các thực phẩm làm từ sữa

Nếu bạn tìm đồ ăn dễ dàng nhai, nhuốt, vừa cung cấp nhiều dinh dưỡng có ích thì gợi ý tuyệt vời cho bạn chính là sữa, phô mai, các loạt sữa chua, váng sữa,… Người niềng răng cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ dù có thể lượng đồ ăn ăn vào mỗi ngày không bằng so với người thường. Sữa chua chứa hàng triệu men vi sinh hỗ trợ hệ tiêu hóa và giúp hấp thu hiệu quả các chất dinh dưỡng, sản phẩm từ sữa, sữa chua cũng có lượng đạm cao.

Các chuyên gia gợi ý, sữa chua giàu protein được xem là món ăn lành mạnh giúp cải thiện khả năng kiểm soát sự thèm ăn và cảm giác no, đồng thời giảm năng lượng nạp vào cơ thể. Tùy vào loại sữa chua khác nhau sẽ có thành phần vitamin và khoáng chất khác nhau nhưng nhìn chung sữa chua là nguồn dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất.

3. Trái cây mềm

Một lưu ý cho người niềng răng chính là tránh những loại trái cây cứng, giòn như lê, táo, ổi,… Bạn có thể ăn dưa hấu, nho, chuối,… cắt nhỏ. Một cách khác bạn có thể ép chúng lây nước hoặc cho vào những món như sữa chua, váng sữa,… để ăn kèm.

Một vài câu hỏi về niềng răng có thể bạn quan tâm?

  1. Nên niềng răng khi ở độ tuổi nào?

Độ tuổi vàng để niềng răng là từ 10 đến 14 tuổi, xương hàm ở lứa tuổi này đang trong giai đoạn phát triển nên niềng rằng sẽ dễ dàng hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên tùy vào điều kiện kinh tế, môi trường, các yếu tố khác mà bạn có thể niềng ở bất cứ lứa tuổi nào khi cảm thấy thực sự cần thiết.

2. Tình trạng răng như thế nào thì nên niềng?

Niềng răng là phương pháp phổ biến đối với những người có răng mọc chen chúc nhau, đặc biệt như răng mọc so le, khấp khểnh quá nhiều. Nếu những bạn có răng thưa, răng vẩu hay móm cũng hoàn toàn nên đi niềng răng để có hàm răng hoàn thiện hơn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mĩ mà còn ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai rất nhiều.

3. Niềng răng mất bao lâu?

Tùy vào tình trạng răng của bạn, độ tuổi bạn niềng răng mà có thể thời gian niềng răng sẽ khác nhau. Có những trường hợp nhẹ chỉ mất khoảng 18 tháng hoàn thành, nhưng có những trường hợp lâu hơn, khoảng từ 3 đến 5 năm. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định niềng hay không nhé!

- Advertisment -