Thứ Năm, Tháng Chín 19, 2024
Home Mẹo vặt - Kinh nghiệm Mã ngành dịch vụ ăn uống: Cách ghi mã ngành, lưu ý...

Mã ngành dịch vụ ăn uống: Cách ghi mã ngành, lưu ý khi chọn mã ngành

Mã ngành dịch vụ ăn uống đóng vai trò đặc biệt quan trọng khi ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng ngày càng đa dạng và phong phú. Vậy mã ngành dịch vụ ăn uống là gì, lưu ý khi chọn mã ngành này là gì, điều kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống như thế nào? Hãy tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây của VTC Pay Blog nhé.

Mã ngành dịch vụ ăn uống là gì? Mục đích của mã ngành dịch vụ ăn uống

Mã ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống là một hệ thống mã số dùng để phân loại và nhận diện các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ăn uống, ẩm thực. Thường mã ngành này sẽ là chuỗi số hoặc ký tự, tùy theo hệ thống phân loại và quy định của từng quốc gia. Các mã này sẽ thể hiện đặc điểm chính của loại dịch vụ ăn uống mà doanh nghiệp cung cấp.

ma nganh dich vu an uong

Mục đích của phân biệt mã ngành trong kinh doanh dịch vụ ăn uống là giúp người quản lý, cơ sở kinh doanh và cả khách hàng tìm hiểu về dịch vụ này được dễ dàng hơn. Mã ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng giúp cho hoạt động, quản lý, marketing và việc định hình thương hiệu tốt hơn trên thị trường.

Ghi mã ngành dịch vụ ăn uống theo hệ thống mã ngành Việt Nam như thế nào?

Theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, mã ngành là dãy ký tự gồm số hoặc chữ cái để thể hiện một ngành nghề kinh doanh cụ thêt.

Mã này được sử dụng khi:

  • Thành lập doanh nghiệp: Doanh nghiệp phải lựa chọn và đăng ký mã ngành nghề phù hợp với hoạt động kinh doanh trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
  • Khai báo thuế: Các doanh nghiệp phải khai báo thuế đầy đủ theo mã ngành nghề kinh doanh đã đăng ký.
  • Các thủ tục hành chính khác: Mã được dùng trong nhiều thủ tục hành chính khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 5 cấp sau:

  •  Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
  • Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;
  • Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;
  • Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;
  • Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.

Lưu ý khi chọn mã ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống

Tại Việt Nam, ngành kinh doanh ẩm thực là một dãy số cụ thể như ‘5610’ hoặc ’56.X’ theo hệ thống mã số của Tổng cục Thống kê.

Cụ thể, nhóm này gồm hoạt dộng cung cấp dịch vụ ăn uống. Trong đó khách hàng được phục vụ hoặc tự chọn các món ăn được bày sẵn. Khách hàng có thể ăn tại chỗ hoặc mua mang về. Cùng với đó là các hoạt động chuẩn bị, chế biến và phục vụ đồ ăn theo hình thức xe bán dồ ăn lưu động, xe kéo, xe đẩy hàng rong.

Nhóm này cũng bao gồm các hoạt động nhà hàng, quán bar trên tàu thuyền, các phương tiện vận tải được thực hiên bởi đơn vị khác đơn vị vận tải.

ma nganh dich vu an uong

Nội dung chi tiết và loại trừ

Khi đăng ký Mã ngành cho hoạt động kinh doanh các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động, bạn cần lưu ý một số nội dung chi tiết và loại trừ. Tùy theo mỗi tỉnh thành sẽ có quy định khác nhau về các mục chi tiết loại trừ.

Cụ thể, hoạt động nhượng quyền kinh doanh đồ ăn được phân vào nhóm 56290 (Dịch vụ ăn uống khác).

Các mã ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống phổ biến là:

56101: Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống (trừ cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh).

Nhóm này cung cấp dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, quán ăn, Khách hàng được phụ vụ hoặc tự chọn món, có thể dùng tại chỗ hoặc mang về.

Ứng dụng VTC Pos sẽ rất phù hợp với mã ngành kinh doanh này bởi tính năng quản lý thông minh giúp tiết kiệm thời gian, chi phí. Trải nghiệm ngay với một năm đầu miễn phí tại

56102: Cửa hàng ăn uống thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh.

Nhóm này gồm hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống tại cửa hàng thuộc chuỗi cửa hàng ăn nhanh.

56109: Dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động khác.

Nhóm này gồm hoạt động chuẩn bị, chế biến và phụ vụ đồ ăn uống tại xe bán đồ ăn lưu động, xe kéo, xe đẩy bán rong.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống

Căn cứ theo Điều 28 và Điều 34 Luật an toàn thực phẩm 2010, cá nhân, tổ chức muốn kinh doanh dịch vụ ăn uống cần đáp ứng các điều kiện sau:

  •  Có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và có đăng ký ngành nghề kinh doanh doanh thực phẩm.
  • Đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo quy định tại Điều 28 Luật này như:

– Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.

– Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.

– Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.

– Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.

– Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.

– Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.

– Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.

  • Được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tạm kết: Hy vọng các thông tin trên là hữu ích nếu bạn đang muốn tìm hiểu về mã ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống. Theo dõi trang để cập nhật thêm các thông tin hữu ích khác nhé!

Xem thêm:

- Advertisment -