Nội dung chính
Dịch bệnh tới kéo theo bao nỗi lo ngại trong cuộc sống nhất là về sức khỏe. Theo thống kê gần đây về các đối tượng mắc bệnh COVID-19 ( Sars-COV-2), thì có kết quả cho rằng nhóm người cao tuổi và nhóm người mắc bệnh mạn tính chiếm tỷ lệ cao. Một số nguyên nhân được đưa ra như là do sức đề kháng và miễn dịch kém hơn các nhóm đối tượng khác.
Để có sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể ngày càng khỏe mạnh chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân đối và lối sống là điều quyết định tới sức khoẻ cơ thể của người cao tuổi. Bởi những thực phẩm dinh dưỡng sẽ tăng sức đề kháng, cung cấp đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể của người cao tuổi góp phần đẩy lùi mọi dịch bệnh. Vậy người cao tuổi cần ăn, uống gì để tăng cường đề kháng chống lại dịch Covid. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Theo kết quả nghiên cứu của bệnh viện dinh dưỡng thì đối với người cao tuổi nhu cầu năng lượng của người ở độ tuổi 60 giảm đi 20%, ở người trên 70 tuổi giảm đi 30% so với những người ở độ tuổi 25.
Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi
Nhóm người ở độ tuổi trên 60 tuổi được chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị về nhu cầu về năng lượng của họ từ 1700-1900 kcal/người/ngày. Trong đó, nhu cầu về protein từ 60-70 gam/ngày. Mức nhu cầu về đạm động vật chỉ chiếm 30% tổng số protein. Do vậy, người cao tuổi nên ăn ít thịt, thay vào đó là các thực phẩm giàu canxi như: cá, tôm, cua. Trong đó 100g tép sẽ chứa tới 910 mg canxi và trong 100g cua có chứa tới 5040 mg canxi. Vì vậy, nhóm người cao tuổi nên ăn ít nhất 3 bữa cá/1 tuần, 3 quả trứng/1 tuần. Và nên bổ sung thêm sữa chua cho cơ thể để dễ tiêu và có lợi cho tiêu hóa. Về nhóm chất béo, nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật do tỷ lệ chất béo thực vật chiếm 35% tổng lượng chất béo.
Hãy luôn đảm bảo ăn 3-4 bữa mỗi ngày, nên ăn thức ăn còn độ nóng, thức ăn nên luộc, hấp, nấu chín mềm. Có thể bổ sung cho cơ thể bằng cách uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng đặc biệt là các loại sữa từ các loại hạt, nên uống từ 1-2 cốc mỗi ngày.
Lưu ý với những người cao tuổi đã có bệnh nền
Những người cao tuổi đang mắc các bệnh mạn tính: như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh gout,… cần thực hiện nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ điều trị và bác sĩ dinh dưỡng về sử dụng thuốc điều trị thường xuyên và thực hiện chế độ dinh dưỡng bệnh lý.
Trong bữa ăn hằng ngày người cao tuổi nên bổ sung các vitamin sau:
- Nhóm Vitamin A: Thực phẩm giàu vitamin A bao gồm như gấc, rau ngót rau dền cơm, gan gà, gan lợn, gan bò,…Vitamin A có vai trò cả với miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Cơ thể người lớn tuổi nếu thiếu vitamin A sẽ làm giảm sức đề kháng và miễn dịch. Nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng. Khi cơ thể vitamin A các biểu mô quá sản, sừng hoá, các tuyến ngoại tiết giảm bài tiết, tăng khả năng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Vitamin E: Vitamin E thường xuất hiện trong các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên như các loại rau có lá màu xanh đậm, giá đỗ, vừng lạc, đậu tương, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu,… Vitamin E có tác dụng làm tăng tính miễn dịch, bảo vệ các tế bào cơ thể khỏi bị tổn thương, do đó tăng sức đề kháng của cơ thể với các bệnh nhiễm khuẩn mạnh hơn, làm chậm tiến triển bệnh sa sút trí tuệ, bảo vệ vitamin A và chất béo của màng tế bào khỏi bị oxy hóa, tham gia vào quá trình chuyển hóa tế bào.
Xem thêm>>>Người cao tuổi nên ăn, uống gì tăng cường đề kháng chống lại dịch Covid – Phần 2