Sự phát triển bùng nổ của công nghệ số đi kèm với gia tăng các vụ gian lận thanh toán trực tuyến, gây thiệt hại to lớn về tài chính cho nhiều bên liên quan. Bài viết này sẽ điểm qua một số thủ đoạn tinh vi của tin tặc trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến, đồng thời đề xuất giải pháp giúp người dùng bảo vệ bản thân mình tốt hơn.
Nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng gia tăng, góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các sàn thương mại điện tử. Theo thống kê, tại Việt Nam có 5 hình thức thanh toán điện tử phổ biến:
1. Thanh toán bằng thẻ:
- Loại hình phổ biến nhất (chiếm 90% giao dịch thương mại điện tử)
- Bao gồm thẻ tín dụng/ghi nợ quốc tế và thẻ ghi nợ nội địa
2. Thanh toán qua cổng thanh toán:
- Cổng thanh toán điện tử giúp kết nối an toàn giữa tài khoản khách hàng (thẻ, ví điện tử) với tài khoản website bán hàng.
- Cho phép thanh toán nhanh chóng, tiện lợi.
3. Thanh toán qua cổng dịch vụ công quốc gia:
- Đến nay, đã có hơn 40.000 đơn vị sử dụng ngân sách ủy quyền cho Kho bạc Nhà nước tự động thanh toán các khoản chi điện, nước, viễn thông trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến
- Cơ quan thuế đã kết nối nộp thuế điện tử với 57 NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và triển khai đa dạng các hình thức nộp thuế điện tử.
- Đến nay hơn 99% giao dịch thu ngân sách đã thực hiện theo các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
4. Thanh toán qua ví điện tử:
- Ví điện tử là tài khoản trực tuyến dùng để chuyển/nhận tiền, thanh toán các giao dịch như mua thẻ điện thoại, vé xem phim,...
5. Thanh toán bằng điện thoại thông minh:
- Hai phương thức phổ biến: thanh toán qua Mobile Banking (liên kết ngân hàng) và thanh toán qua QR Code (tích hợp sẵn trên ứng dụng di động).
- Số lượng và giá trị giao dịch qua kênh Internet tăng lần lượt là 47,48% và 30,03%, qua kênh điện thoại di động tăng 59,26% và 35,91%, đặc biệt thanh toán qua phương thức QR code tăng 167,2 % và hơn 424,5%.
- Hiện nay, có 92% ngân hàng đã phát triển các dịch vụ ứng dụng trên Internet và Mobile. Cùng nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian.
Dưới đây là một số thủ đoạn lừa đảo phổ biến hiện nay:
1. Lợi dụng QR Code tại các điểm bán hàng:
Hiện nay, có nhiều điểm bán hàng sẽ in mã QR ngân hàng của mình ở quầy thu ngân để khách hàng tiện quét QR chuyển khoản. Một số kẻ gian sẽ lợi dụng chủ cửa hàng sơ ý sau đó lén lút dán mã QR của mình đè lên. Đa phần người mua sẽ không để ý mà vô tình chuyển khoản cho kẻ lừa đảo mà không hề hay biết.
2. Lừa đảo qua dịch vụ "Ship COD":
Kẻ gian lợi dụng những người hay đặt hàng online, ngẫu nhiên gửi tới một đơn hàng với nội dung: số tài khoản + tiền hàng xx. Nhiều người thường xuyên đặt hàng online có thể không để ý và thực hiện chuyển khoản ngay cho “shipper giả mạo” mà không hề cảnh giác hay kiểm tra lại đơn hàng của mình đã thực sự đến hay chưa.
3. Lừa đảo bằng cách chuyển khoản giả:
Kẻ gian lợi dụng cách thức xem màn hình chuyển khoản hoặc chụp màn hình chuyển khoản để xác nhận thanh toán thành công, chỉ cần kẻ gian mua hàng quen ở một cửa hàng, có thể làm giả màn hình thông báo chuyển khoản thành công, sau đó nhân lúc chủ cửa hàng không để ý đưa cho chủ cửa hàng xem nhanh thông báo, nếu chủ cửa hàng lúc đó không kiểm tra điện thoại và để kẻ gian rời đi, kẻ gian đã dễ dàng lừa được chủ cửa hàng.
4. Lợi dụng khách hàng sử dụng ví điện tử:
Kẻ gian giả mạo nhân viên hỗ trợ của nhà cung cấp ví điện tử và liên hệ với khách hàng khi họ đăng tải câu hỏi lên website. Chúng sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật ngân hàng điện tử để "khắc phục sự cố". Sau đó, kẻ gian lợi dụng thông tin này để thực hiện các giao dịch gian lận.
Để chủ động phòng ngừa, đấu tranh và tố giác tội phạm công nghệ cao, đồng thời nâng cao tinh thần cảnh giác cho người dân, các giải pháp sau cần được chú trọng thực hiện:
1. Nâng cao tính bảo mật thông tin:
- Thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về phòng chống tội phạm cho nhân viên.
- Nhắc nhở, cảnh báo khách hàng về các hình thức lừa đảo qua nhiều kênh.
- Hướng dẫn khách hàng giao dịch online an toàn.
- Khuyến cáo khách hàng về các biện pháp phòng tránh lừa đảo.
- Cung cấp đường dây nóng hỗ trợ khách hàng.
2. Hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng:
- Chia sẻ thông tin về các hành vi giao dịch nghi vấn.
- Phối hợp điều tra, xử lý các vụ án liên quan đến tội phạm công nghệ cao.
1. Mua sắm tại các website uy tín:
- Ưu tiên website đã đăng ký với Bộ Công Thương.
- Website cung cấp đầy đủ thông tin về chủ sở hữu, điều kiện giao dịch, chính sách đổi trả, bảo mật...
- Cẩn thận khi mua hàng qua mạng xã hội, cần tìm hiểu kỹ thông tin người bán và nguồn gốc sản phẩm.
2. Bảo vệ thông tin cá nhân:
- Không tiết lộ thông tin đăng nhập, mật khẩu, mã OTP cho bất kỳ ai.
- Không chuyển tiền, nạp tiền vào số điện thoại lạ.
3. Cài đặt ứng dụng an toàn:
Tải ứng dụng từ Google Play, Apple Store hoặc website chính thức của ngân hàng, ví điện tử.
4. Cẩn thận khi thực hiện giao dịch:
- Xác thực người đề nghị thực hiện giao dịch.
- Cảnh giác với yêu cầu chuyển tiền trên mạng xã hội, dù người yêu cầu là người thân, bạn bè.
5. Bảo mật tài khoản ngân hàng điện tử:
- Thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập.
- Đặt mật khẩu khó đoán, tính bảo mật cao.
- Không lưu thông tin đăng nhập tự động.
- Không chia sẻ thông tin giao dịch lên mạng.
Bằng cách thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, chúng ta có thể góp phần phòng ngừa hiệu quả tội phạm công nghệ cao, bảo vệ an ninh mạng và quyền lợi của người dân.