Chủ Nhật, Tháng Mười Hai 22, 2024
Home Mẹo vặt - Kinh nghiệm Quy trình quản lý nhà hàng hiệu quả và chuyên nghiệp nhất

Quy trình quản lý nhà hàng hiệu quả và chuyên nghiệp nhất

Quy trình quản lý nhà hàng là chìa khóa dẫn đến sự tăng trưởng doanh thu cho nhà hàng. Nhưng làm thế nào để xây dựng hiệu quả một quy trình quản lý nhà hàng thì không phải chủ nhà hàng, doanh nghiệp nào cũng nắm được. Cùng tìm hiểu hướng dẫn xây dựng quy trình quản lý nhà hàng qua bài viết của VTC Pay Blog nhé.

Khái niệm quy trình quản lý nhà hàng

Quy trình quản lý nhà hàng là các hoạt động có liên quan đến nhau, được tổ chức bài bản, đảm bảo hoạt động nhà hàng trơn tru, hiệu quả. Một quy trình cơ bản thường có các công việc chính như chuẩn bị nguyên liệu, chế biến món ăn, phục vụ khách hàng và cả xử lý sau bán hàng.

Lợi ích của quy trình quản lý nhà hàng hiệu quả

Không chỉ giúp tối ưu hóa hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng, quản lý hiệu quả sẽ thu hút và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, một số lợi ích khác của quy trình quản lý nhà hàng hiệu quả là:

  • Tiết kiệm thời gian và công sức: Khi các nhân viên đều nắm được nhiệm vụ, trách nhiệm của mình sẽ tránh được tình trạng phân công công việc không hợp lý. Người quản lý cũng sẽ dễ dàng theo dõi tiến độ công việc và đưa ra được đánh giá nhân viên hiệu quả.
  • Nâng cao chất lượng dịch vụ: Một nhà hàng có dịch vụ chuyên nghiệp sẽ mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng.
  • Giảm thiểu thất thoát chi phí: Quy trình quản lý tốt giúp tối ưu hóa nguồn lực, tránh các sai sót và lãng phí. Ngoài ra còn giảm thiểu các thiệt hại cho nhà hàng và đảm bảo hoạt động vận hành không bị gián đoạn.
  • Quản lý nhân sự: Người quản lý có thể theo dõi, giám sát hiệu quả làm việc của nhân viên. Từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét công tâm hơn. Một môi trường làm việc chuyên nghiệp, có chế độ khen thưởng cũng là động lực để mọi người phấn đấu và giữ nhân viên gắn bó với nhà hàng.

quy trinh quan ly nha hang

Quy trình quản lý nhà hàng hiệu quả

Có kế hoạch vận hành cụ thể

Để mang lại doanh thu cao cho nhà hàng, chủ nhà hàng cần lên một kế hoạch vận hành chi tiết, bao gồm:

  • Cơ cấu tổ chức bộ phận: Các vị trí quan trọng cần có trong nhà hàng gồm bếp, phục vụ, quản lý, kế toán, marketing. Mỗi bộ phần sẽ có nhiệm vụ, quy trình riêng, nhưng cũng cần phối hợp với nhau trong quá trình làm việc.
  • Mục tiêu lợi nhuận: Cần đặt ra các chỉ tiêu cụ thể cho doanh thu theo từng mốc thời gian. Bên cạnh đó cũng cần có chỉ số đo lường mức độ hài lòng của khách hàng, các phản hồi giúp nhà hàng chú trọng hơn đến trải nghiệm của thực khách.
  • Kiểm tra và đánh giá theo tiêu chí: Cần định rõ chỉ tiêu cho từng bộ phận, cá nhân để việc đánh giá hiệu quả định kỳ được rõ ràng, quản lý tiến độ và có các điều chỉnh cần thiết.

Quản lý sản xuất

  • Sơ chế và chế biến món ăn: Quy trình làm sạch và chế biến món ăn sẽ quyết định phần lớn mức độ hài lòng của khách hàng.
  • Cần chú ý tuân thủ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến và phục vụ món ăn.
  • Quản lý thực đơn: Chủ nhà hàng cần xây dựng một thực đơn hợp lý, phù hợp với định hướng kinh doanh của nhà hàng. Cùng với đó là danh sách các nguyên vật liệu, nhân công, chi phí phát sinh cho thực đơn đó. Từ đó căn chỉnh các con số để đặt ra mục tiêu lợi nhuận cho nhà hàng, định ra giá bán cho các món ăn.

quy trinh quan ly nha hang

  • Quản lý nguyên vật liệu: Dựa vào thực đơn đã lập ra, bạn có thể quản lý được nguyên liệu đầu vào, giá thành cho các nguyên liệu cần nhập. Khi nhập về kho, bạn cũng cần đối chiếu danh sách với hóa đơn, số lượng nguyên vật liệu trước khi nhận. Cần đảm bảo chất lượng, độ tươi ngon của nguyên liệu đầu vào.

Quản lý tài chính

Chủ nhà hàng cần có ngân sách cho từng khâu vận hành của nhà hàng. Các chi phí như nguyên vật liệu, tiền mặt bằng, lương nhân viên, chi phí phát sinh,… đều cần được ghi chép lại cẩn thận và chi tiết.

Từ những danh sách trên, có thể dễ dàng so sánh về dòng tiền và đặt ra mục tiêu lợi nhuận, doanh thu theo từng tháng, quý, năm, đảm bảo vận hàng nhà hàng trơn tru.

Quản lý nhân sự

Đội ngũ nhân sự là nòng cốt trong mọi nhà hàng. Các bộ phận khác nhau như phục vụ, pha chế, lễ tân, bếp,… đều phải phối hợp với nhau nhịp nhàng mới có thể giúp nhà hàng vận hành ổn định.

Người quản lý cần họp nhân viên trước mỗi ca để phân công, đánh giá hiệu quả công việc. Các đầu việc cần được phân chia hợp lý và phù hợp với từng nhân viên. Tính toán số lượng nhân viên cần thiết để đáp ứng được công việc cần làm.

Nhà hàng cũng cần có chế độ khen thưởng xứng đáng để khích lệ tinh thần nhân viên. Tổ chức đào tạo, nâng cao nghiệp vụ thường xuyên cho nhân viên.

Quản lý chất lượng dịch vụ

Cuối cùng, quản lý chất lượng dịch vụ bao gồm tất cả những chi tiết như lễ tân chào đón khách ra vào nhà hàng, thái độ phục vụ của nhân viên.

Cùng với đó, người quản lý cần nhanh chóng giải quyết khi có khiếu nại của khách hàng để đảm bảo tối đa sự hài lòng của khách hàng. Sau khi lắng nghe khách hàng trình bày, nhà hàng cần thể hiện sự đồng cảm, sau đó xin lỗi và đưa ra giải pháp. Đồng thời cần ghi lại vấn đề đó để cải thiện và tránh lặp lại.

Để tối ưu hóa quy trình quản lý nhà hàng, bên cạnh việc phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác, chủ nhà hàng cũng có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý hiệu quả hơn. Ứng dụng VTC Pos cung cấp các tính năng như quản lý từ xa, đa chi nhánh, quản lý và phân quyền nhân sự giúp tiết kiệm chi phí, thời gian sẽ giúp tối ưu hóa công việc quản lý.

Trải nghiệm ngay VTC Pos với năm đầu miễn phí tại:

Xem thêm:

- Advertisment -