Nội dung chính
Cho đến thời điểm này, quản trị khách sạn vẫn luôn là ngành nghề hấp dẫn với các cơ hội việc làm và mức đãi ngộ cao. Quản trị khách sạn không chỉ mang lại cho bạn những kỹ năng quản lý, tổ chức hoạt động của khách sạn mà còn mang đến những cơ hội việc làm, cơ hội thăng tiến hấp dẫn.
Những cơ hội việc làm đó như thế nào, và những lầm tưởng về ngành quản trị khách sạn mà nhiều người mắc phải là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết sau.
Ngành quản trị khách sạn là gì?
Quản trị khách sạn là ngành học về cách quản lý, tổ chức các hoạt động của khách sạn giúp khách sạn vận hành hiệu quả và hợp lý. Để trở thành quản lý khách sạn, bạn cần có kiến thức về kinh tế, quản trị, marketing, cùng với các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, tổ chức và kỹ năng xử lý tình huống.
Các khâu quản trị khách sạn gồm:
- Lập kế hoạch: Người quản lý cần xác đinh mục tiêu, lập kế hoạch cho hoạt động của khách sạn.
- Tổ chức: Sau đó, người quản lý cần phân công nhiệm vụ, tổ chức các hoạt động theo thời gian và tài nguyên.
- Thực hiện: Quản lý khách sạn phải đảm bảo các hoạt động được thực hiện đầy đủ, hiệu quả.
- Điều khiển: Quản lý cần kiểm soát, đánh giá quá trình hoạt động và đưa ra các điều chỉnh nếu cần.
- Phát triển: Luôn phải theo dõi và đánh giá thị trường để phát triển sản phẩm và loại hình dịch vụ mới giúp nâng cao chất lượng khách sạn.
Quản trị khách sạn làm gì? Mức lương của ngành quản trị khách sạn
Quản trị khách sạn làm gì
- Quản lý hoạt động của khách sạn: Điều hành, tổ chức hoạt động của khách sạn như lễ tân, nhà hàng, dịch vụ phòng,..
- Quản lý nhân sự: Tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhân viên trong khách sạn. Bên cạnh đó người quản lý cũng phải nắm dược các quy định lao động và chính sách phúc lợi của tổ chức.
- Quản lý tài chính: Quản lý ngân sạch, phân tích lợi nhuận để đảm bảo không có sự hao hụt, sai sót, tình hình tài chính của khách sạn hoạt động trơn tru.
- Quản lý khách hàng: Tạo ra các dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp. phục vụ đúng yêu cầu của khách hàng, đảm bảo mức độ hài lòng của khách, quản lý các kế hoạch, chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng.
- Giải quyết vấn đề: Giải đáp các phản hồi từ khách hàng kịp thời. Lắng nghe ý kiến của khách hàng để cải thiện dịch vụ của khách sạn.
Ứng dụng quản lý bán hàng VTC Pos giúp tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, quản lý từ xa và quản lý đa chi nhánh đang có ưu đãi miễn phí 1 năm đầu sử dụng, giúp việc kinh doanh, quản lý nhà hàng, ăn uống đơn giản hơn.
Tải ứng dụng:
Mức lương của ngành quản trị khách sạn
Đãi ngộ của ngành này khá đa dạng, tùy thuộc vào chuyên môn, kinh nghiệm việc làm, địa điểm, quy mô khách sạn và cả khả năng đàm phán lương của từng người.
Ở Việt Nam, một giám đốc khách sạn có từ 7 – 10 năm kinh nghiệm sẽ có mức lương khoảng 50 – 80 triệu/tháng.
Bên cạnh lương, người làm trong ngành này còn có tiền thưởng, phúc lợi và những tiện ích khác. Thông thường, thu nhập của nhân sự trong ngành này bao gồm lương cơ bản + phí phục vụ + tiền tip + thưởng và phụ cấp tùy theo vị trí và nơi làm việc.
Những lầm tưởng mà nhiều người mắc phải
Học quản trị khách sạn xong có thể làm quản lý luôn
Có lẽ cái tên quản trị khách sạn gây cho nhiều người lầm tưởng này. Thực tế, bạn cũng cần phải đi từ vị trí thấp nhất khi mới tốt nghiệp và ra trường.
Các vị trí khởi điểm có thể là lễ tân, buồng phòng, phục vụ bàn, trực tổng đài,… Sau quá trình tích lũy kinh nghiệm từ 1 – 3 năm, bạn có thể thăng tiến lên vị trí trưởng ca, giám sát, quản lý nếu có đủ năng lực.
Thông thường sẽ mất 3 – 5 năm để bạn lên được vị trí giám sát, rồi thêm 2 – 3 năm nữa để lên quản lý. Tất nhiên khoảng thời gian có thể rút ngắn hơn tùy theo năng lực và yêu cầu mỗi nơi.
Cần có ngoại hình và chiều cao mới làm được trong ngành này
Tiêu chuẩn về ngoại hình trong ngành này không yêu cầu quá khắt khe về chiều cao hay nước da. Thái độ niềm nở, lịch sự, tư thế sẵn sàng phục vụ khách hàng, nghiệp vụ cao mới là các yếu tố chính để bạn phát triển trong ngành, bên cạnh các yếu tố bổ sung về ngoại hình.
Lương quản trị khách sạn cao và dễ kiếm việc
Đúng là với sự phát triển của ngành du lịch, quản trị khách sạn đang là ngành ‘đói’ nhân lực. Nhưng không vì thế mà ai học xong cũng có thể xin được việc trong ngành này với mức lương cao ngay. Các khách sạn, đặc biệt là khách sạn cao cấp, sẽ không bao giờ hạ tiêu chuẩn tuyển dụng của mình xuống chỉ vì thiếu nhân sự.
Phù hợp với tất cả mọi người
Ngược lại, ngành này yêu cầu khắt khe đối với nhân sự làm việc. Bên cạnh các kỹ năng chuyên môn, bạn cần có sức khỏe để đảm bảo công việc, thích nghi được theo thời gian làm việc (ca đêm, ca gãy, xoay ca).
Cùng với đó là khả năng xử lý vấn đề, quản lý cảm xúc để luôn hành xử chuyên nghiệp trong mọi trường hợp (khi bị khách hàng than phiền, giải quyết rắc rối do khách gây ra,…).
Bởi thời gian làm việc không cố định, bạn sẽ phải sắp xếp được thời gian biểu của bản thân.
Lời kết: Như vậy, ngành quản trị khách sạn sẽ phù hợp với những người có tư duy nhanh nhẹn, khả năng quan sát, xử lý tình huống và kỹ năng lãnh đạo. Theo dõi VTC Pay Blog để tìm hiểu thêm thông tin về các ngành nghề tương tự nhé.
Xem thêm: Ngành nhà hàng và những góc khuất có thể bạn chưa biết