Nội dung chính
Áp dụng thu phí không dừng ETC đang mang lạ nhiều lợi ích. So sánh công nghệ thu phí không dừng của Việt Nam (sử dụng RFID) với thể thế (sử dụng DSRC).
Công nghệ RFID sử dụng ở Việt Nam là gì?
Từ ngày 1/8/2022, toàn bộ cao tốc tại Việt Nam áp dụng thu phí không dừng đối với phương tiện cơ giới lưu thông qua trạm thu phí. Công nghệ RFID được Việt Nam áp dụng với nhiều lợi ích và hạn chế. So sánh với các nước trên thế giới, liệu RFID có là sự lựa chọn tối ưu hiện tại?
RFID – Radio Frequency Identification là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Khi đó cả hai thiết bị hoạt động thu phát sóng trong cùng tần số và tần số đó thường được sử dụng trong RFID là 125Khz hoặc 900Mhz. RFID không sử dụng tia sáng như mã vạch, không cần tiếp xúc trực tiếp. Một vài loại còn có thể đọc xuyên qua các môi trường, vật liệu như sương mù, băng đá, bê tông.
Một thiết bị RFID được cấu tạo bởi 2 thiết bị chính nhất: Một là thiết bị đọc (reader) (có gắn antenna thu phát sóng điện từ), Hai là thiết bị phát mã có gắn chip (RFID tag) (gắn với vật cần nhận dạng, mỗi thiết bị RFID có chứa một mã số nhất định sao cho không trùng lặp với nhau – dán thẻ VETC/Epass).
Nguyên lý: Thiết bị RFID đọc phát ra sóng điện từ ở một tần số cụ thể, sau đó thiết bị phát mã RFID tag trong vùng hoạt động sẽ cảm nhận được sóng này và thu nhận năng lượng rồi từ đó phát lại cho thiết bị RFID biết mã số của mình.
Công nghệ thu phí không dừng ở Việt Nam và thế giới
Trên thế giới đang xuất hiện 4 công nghệ chính hiện nay:
- DSRC (Giao tiếp tầm ngắn chuyên dụng)
- RFID (Nhận dạng tần số vô tuyến điện)
- ANPR (Nhận dạng biển số tự động)
- GNSS (Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu)
Các nước châu Âu sử dụng chủ yếu DSRC trong khi Việt Nam và một số bang của Mỹ thì đang sử dụng RFID.
ƯU ĐÃI CHO BẠN: Ví điện tử VTC Pay cung cấp dịch vụ NẠP TIỀN VETC cực uy tín, ưu đãi và bảo mật thông tin khách hàng 100%. Truy cập TẠI ĐÂY để biết thêm thông tin ưu đãi và cách thức đăng kí nạp nhé!
Lợi ích của RFID
Chi phí thấp nhất và dễ đưa vào triển khai thực tiễn nhất là lợi ích không nhỏ của RFID:
DSRC | Giá 8-10 Euro (190.000-240.000 đồng) tại châu Âu và gần 160 SGD (2,7 triệu đồng) tại Singapore cho mỗi cục thu OBU đặt trong mỗi xe. Thiết bị cần pin để hoạt động và phải thay thế sau khoảng 5 năm hoặc lâu hơn. |
ANPR | Các trạm thu phí phải trang bị camera độ nét cao để có thể đọc nhanh và chính xác biển số => giá thành cao |
GNSS | Các mô-đun định vị vệ tinh và thông tin phương tiện gắn trên xe để kiểm soát => giá cao hơn cả DSRC |
RFID | Chi phí cho thẻ/nhãn dán chỉ khoảng 1 Euro (24.000 đồng). Ở Việt Nam sau đợt dán thẻ miễn phí thì mức phí dán mới cho các xe là khoảng 120.000 đồng |
Một điều lợi ích khi dùng RFID chính là chúng có thể được áp dụng để kiểm tra, giám sát một số dịch vụ khác trong tương lai: bãi đỗ xe, quản lý giao thông hoặc kiểm soát ra vào công sở,… Ngoài ra có thể áp dụng RFID để tự động cho phép xe ra vào nếu đủ điều kiện tại các tòa nhà, khu công sở,…
RFID có điểm hạn chế gì?
Mức độ bảo mật của RFID sẽ kém hơn so với DSRC, có thể xuất hiện tình trạng gian lận thông tin, gian lận thanh toán của tài xế. Ngoài ra, các thiết bị trái phép có thể đọc và thay đổi dữ liệu trên thẻ mà người sở hữu đối tượng không biết (trường hợp nghiêm trọng)
Có thể xảy ra sự cố khi quét: Mặc dù đầu đọc có thể quét qua hầu hết các vật liệu phi kim loại, nhưng chúng có vấn đề với kim loại và nước. Ngoài ra, nếu phần đọc nhận tín hiệu từ nhiều thẻ một lúc có thể xảy ra tình trạng xung đột thẻ,…