Thứ Bảy, Tháng Mười Một 23, 2024
Home Kiến thức hữu ích VETC phản hồi lùm xùm Vietel "tố" dán chồng thẻ

VETC phản hồi lùm xùm Vietel “tố” dán chồng thẻ

Sau vụ lùm xùm bị “tố” dán đè thẻ Etag lên gần 40.000 xe, mới đây VETC đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền thanh tra và hủy mọi tài khoản giao thông bị kích hoạt “ảo”.

Tóm tắt sự kiện: Vietel tố VETC dán chồng thẻ Etag?

Vietel tố VETC

Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp – viễn thông Quân đội Viettel đã có phản ảnh tới Bộ Giao thông vận tải thông tin gần 40.000 xe đã dán thẻ ePass bị Công ty VETC dán chồng thẻ Etag. Điều này không chỉ gây lỗi khi xe qua trạm thu phí mà còn cho thấy sự thiếu kiểm soát, lãng phí nguồn lực, tiền bạc.

Cụ thể, theo văn bản của Tập đoàn Công nghiệp – viễn thông Quân đội Viettel gửi Bộ Giao thông vận tải cho biết có rất nhiều xe đã được đấu nối thẻ định danh ePass của Công ty cổ phần Giao thông số Việt Nam (VDTC – thành viên của Tập đoàn Viettel), nhưng Công ty TNHH Thu phí tự động VETC (thẻ Etag) vẫn tiếp tục mời chào và đấu nối thêm thẻ Etag lên xe.

Trước đó, phía Công ty VDTC cũng báo cáo bằng văn bản 3 lần với Tổng cục Đường bộ về vấn đề này. Tổng cục Đường bộ đã thành lập đoàn kiểm tra công tác dán thẻ vào tháng 5-2022 và sau đó cũng đã có văn bản yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng (ETC) thực hiện đấu nối, dán thẻ  theo đúng quy định đề ra.

Sự việc lên cao trào: VETC “dán chồng thẻ” Etag lên Epass?

Thế nhưng, phía Vietel cho hay, con số xe bị dán đè thẻ eTag lên thẻ ePass vẫn không ngừng tăng, chạm tới con số 39.954 xe gây bức xúc. Vietel cho rằng điều này đã vi phạm điều 10, quyết định 19/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức ETC.

Dán chồng thẻ thể hiện sự không tuân thủ quy chế phối hợp trong quá trình triển khai cung cấp dịch vụ ETC theo hợp đồng kết nối hệ thống ETC giữa Công ty VDTC và Công ty VETC. Hậu quả có thể kể đến: 1 xe dán 2 thẻ sẽ làm xung đột về kỹ thuật, gây lỗi khi xe qua trạm thu phí; lãng phí nguồn lực chung của xã hội về nhân lực, chi phí; gây hiểu nhầm tới chủ xe;…

Tin vui cho bạn: Ví điện tử VTC Pay đang triển khai dịch vụ nạp tiền VETC, ưu đãi bất ngờ, bảo mật, uy tín. Tham khảo ngay TẠI ĐÂY.

Vietel tố VETC dán chồng thẻ

VETC phản hồi lùm xùm Vietel “tố” dán chồng thẻ

Vietel tố VETC dán chồng thẻ

VETC đã có phản hồi, khẳng định cho tới nay công ty vẫn chưa nhận được văn bản nào từ phía Viettel về việc phối hợp xử lý hiện tượng “dán chồng thẻ” nêu trên. Ngoài ra, phía VETC cũng lên tiếng bảo vệ bản thân “thực tế cho đến nay, chưa có định nghĩa và phân loại cụ thể của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền về lỗi dán chồng thẻ ETC”.

Phía nhà cung cấp dịch vụ VETC cũng đưa ra khẳng định đang tích cực phối hợp, làm việc với Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục đường bộ Việt Nam, Công ty cổ phần Giao thông số Việt Nam VDTC (thành viên của Tập đoàn Viettel) để làm rõ sự việc, có hình thức phân loại các lỗi thẻ ETC và trách nhiệm của các bên liên quan, đưa ra giải pháp chung nhằm khắc phục triệt để các lỗi thẻ phát sinh.

Bên cạnh đó, VETC cũng kiến nghị một số giải pháp nhằm xử lý dứt điểm tình trạng nêu trên:

  • Một là, VETC kiến nghị Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục đường bộ ban hành quy định cơ sở kích hoạt tài khoản giao thông khi có đầy đủ các điều kiện hợp lý hợp lệ. Theo đó, phải có (i) hợp đồng/thoả thuận với chủ phương tiện về việc sử dụng dịch vụ; (ii) hồ sơ dán thẻ đầy đủ là ảnh thực tế đã dán ETC trên xe, giấy tờ chứng minh chủ phương tiện.
  • Hai là, kiến nghị Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục đường bộ tiến hành thanh tra toàn diện và tuyên huỷ tất cả các tài khoản giao thông bị kích hoạt “ảo” vẫn còn đang lưu hành.
  • Ba là, kiến nghị Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục đường bộ ban hành quy định tiêu chuẩn thẻ ETC như chất lượng thẻ, vị trí dán trên xe, thông số kỹ thuật khác…, để các nhà cung cấp dịch vụ có cơ sở áp dụng và thực hiện đồng bộ.

Cơ quan chức năng lên tiếng

Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng đã thành lập đoàn kiểm tra công tác dán thẻ của cả hai bên. Cơ quan này cho biết việc dán chồng thẻ xảy ra ở cả hai nhà cung cấp dịch vụ. “Kết quả cho thấy cả hai nhà cung cấp dịch vụ đều có tình trạng cùng dán thẻ, mở tài khoản cho một phương tiện. Trong số 9 phương tiện được kiểm tra thì có tới 6 phương tiện Công ty VDTC mở tài khoản trước, Công ty TNHH thu phí tự động VETC mở tài khoản sau”.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng đã đưa ra yêu cầu hai nhà cung cấp dịch vụ là Công ty VDTC và Công ty TNHH thu phí tự động VETC báo cáo số liệu cụ thể trước ngày 15/8. Đây sẽ là cơ sở để Tổng cục sẽ báo cáo Bộ Giao thông vận tải kiểm tra và có biện pháp xử lý.

Cùng chờ đợi những diễn biến tiếp theo của sự việc. Bạn có nhận định gì về vụ lùm xùm “dán chồng thẻ” nêu trên mà phía Vietel tố VETC?

Bài viết tham khảo thông tin từ Tuoitre.vn, VnEconomy.vn

- Advertisment -