Mẹo vặt - Kinh nghiệm

Công nghiệp thực phẩm ở Việt Nam: Triển vọng to lớn trong tương lai

Việt Nam đang có mặt trong TOP 10 quốc gia hàng đầu trên thế giới về chế biến và sản xuất thực phẩm. Để đạt được mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lên gấp đôi hiện nay vào năm 2030, ngành công nghiệp thực phẩm của chúng ta sẽ phải nỗ lực hơn nữa. Thế nhưng để đạt được thành tích hiện nay, ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định và chắc chắn sẽ tiềm năng hơn trong tương lai.

Hãy cùng tìm hiểu về vai trò, tiềm năng của ngành này ở Việt Nam nhé.

Công nghiệp thực phẩm là gì?

Công nghiệp thực phẩm là ngành công nghiệp chuyên về sản xuất các sản phẩm thực phẩm nhằm cung cấp ra thị trường tiêu dùng.

Phạm vi của ngành công nghiệp thực phẩm bao gồm các hoạt động trồng trọ, chế biến, đóng gói, phân phối các sản phẩm rau củ quả, thịt cá, đồ uống, đồ ăn chế biến sẵn và cả các loại thực phẩm khác.

Để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, ngành công nghiệp thực phẩm đòi hỏi sự chú trọng đến vệ sinh an toàn thực phẩm và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về chất lượng sản phẩm.

Việc áp dụng công nghệ chế biến và bảo quản hiện đại cũng giúp đảm bảo cho khâu sản xuất đạt được tiêu chuẩn về dinh dưỡng, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Các hoạt động trong ngành công nghiệp thực phẩm gồm những gì?

  1. Chế biến thực phẩm: Quá trình này chuẩn bị các sản phâm tươi cho thị trường. Bên cạnh đó là sản xuất các sản phẩm, thực phẩm chế biến sẵn.
  2. Nông nghiệp: Bao gồm các hoạt động về trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy, hải sản.
  3. Sản xuất: Sản xuất các hóa chất dùng trong xây dựng nông nghiệp, nông nghiệp, máy móc và các loại vật tư nông nghiệp khác.
  4. Hoạt động kinh doanh thực phẩm tại chợ, các cửa hàng tạp hóa, bán lẻ,…

Ngày nay, công nghiệp thực phẩm đã da dạng hơn với sụ phát triển từ cac hoạt động quy mô nhỏ, theo hộ gia đình, đến các quy trình công nghiệp lớn, nhà máy dây chuyền sản xuất hàng loạt.

Ứng dụng quản lý bán hàng VTC Pos giúp tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, quản lý từ xa và quản lý đa chi nhánh đang có ưu đãi miễn phí 1 năm đầu sử dụng, giúp việc kinh doanh, quản lý nhà hàng, ăn uống đơn giản hơn.

Tải ứng dụng: 

Một số công nghệ chế biến thực phẩm phổ biến

  • Tiệt trùng: Sử dụng nhiệt độ cao để tiêu diệt vi khuẩn và các loại vi sinh vật khác trong thực phẩm, kéo dài tuổi thọ và giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng thực phẩm.
  • Đóng hộp: Là quá trình đóng gói thực phẩm vào hộp hoặc lon, không gian kín sẽ bảo vệ thực phẩm khỏi ánh sáng, không khí và vi khuẩn.
  • Sấy khô: Quá trình này loại bỏ nước từ thực phẩm bằng nhiệt độ cao.
An assortment of organic dried fruits and vegetables prepared for cooking.
  • Lên men: Sử dụng vi khuẩn để biến đổi thành phần dinh dưỡng của thực phẩm, tạo ra các sản phẩm như sữa chua, bia và rượu vang.
  • Đông lạnh: Sử dụng nhiệt độ rất thấp để bảo quản thực phẩm nhằm giữ nguyên chất lượng của thực phẩm.
  • Chưng cất: Quá trình tách các thành phần của thực phẩm bằng phương pháp sử dụng nhiệt độ cao, tạo ra các sản phẩm như dầu ăn, rượu, nước hoa quả,…

Vai trò và các sản phẩm chủ lực của ngành công nghiệp thực phẩm

Vai trò của công nghiệp thực phẩm

Với sự quan trọng của thực phẩm đối với đời sống hiện nay, vai trò của ngành công nghiệp này cũng trở nên quan trọng hơn. Công nghiệp thực phẩm đảm nhiệm nhiều chức năng, vai trò thiết yếu , ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sự phát triển kinh tế, xã hội.

  • Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến sẽ thúc đẩy tăng cường sản xuất. Cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật giúp nâng cao chất lượng sản phẩm hơn.
  • Vai trò lớn nhất của ngành công nghiệp thực phẩm là cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng.
  • Cung cấp các mặt hàng thực phẩm xuất khẩu như gạo, thủy hải sản, cà phê,… thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước

Một số sản phẩm chủ lực

Qua nhiều giai đoạn phát triển và thay đổi, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam tương đối đa dạng, tốn ít vốn dầu tư và khả năng quay vòng vốn nhanh, chủ yếu tập trung vào một số ngành chính sau:

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Công nghiệp kỹ nghệ thực phẩm
  • Chế biến tinh bột và bột
  • Rượu – bia – nước giải khát
  • Dầu thực vật
  • Thuốc lá

Tiềm năng của ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam

Đây được nhận định là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế Việt Nam. Ngành công nghiệp này có tiềm năng phát triển bởi yếu tố dân số đông, cùng với thu nhập trung bình tăng sẽ kéo theo xu hướng tiêu dùng tăng theo.

Tiêu thụ lớn lại thúc đẩy xuất khẩu, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần phát triển kinh tế nước nhà.

Mục tiêu năm 2030 là tăng giá trị xuất khẩu lên 65-70 tỷ USD, ngành chế biến thực phẩm được kỳ vọng thu hút đầu tư lớn.

Tạm kết: Qua bài viết vừa rồi, VTC Pay Blog hy vọng bạn đã nắm được các thông tin cơ bản về công nghiệp thực phẩm và tiềm năng phát triển của ngành này trong tương lai.

Xem thêm: Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì? Các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Khánh Vy

Recent Posts

Hai Muối khắc hoạ hình tượng người cha khắc khổ xúc động

Bộ phim Hai Muối của đạo diễn Vũ Thành Vinh đã gây xúc động mạnh…

17 giờ ago

Đẹp Trai Thấy Sai Sai: Hài kịch dưới vỏ bọc kinh dị

Đẹp Trai Thấy Sai Sai (Handsome Guys) là một bộ phim điện ảnh chiếu rạp…

17 giờ ago

Kinh nghiệm quản lý nhà hàng hiệu quả từ chuyên gia

Quản lý nhà hàng là nghề có mức lương cao, nhưng cũng là công việc…

18 giờ ago

Cốt truyện BlackMyth: Wukong chương 1 – Hắc Phong Sơn

Tóm tắt tổng quan bối cảnh của BlackMyth: Wukong có thể đã giúp bạn hiểu…

18 giờ ago

Phim Che Giấu Lãng Mạn: Sức Hút Tình Yêu Bình Dị Mà Tích Cực

Che Giấu Lãng Mạn không phải là một dự án phim lớn với dàn diễn…

18 giờ ago

Phim Tứ Hải Trọng Minh: Chuyển thể cổ trang đáng mong đợi?

Phim Tứ Hải Trọng Minh là một tác phẩm chuyển thể từ tiểu thuyết nổi…

18 giờ ago