Để quản lý nhà hàng hiệu quả và giúp quy trình vận hành ổn định, người quản lý nhà hàng không chỉ cần có các kỹ năng chuyên môn mà còn cần các kỹ năng mềm để giải quyết tình huống, vấn đề tốt. Đây cũng là vị trí phải chịu áp lực lớn song đi cùng mức đãi ngộ tương đối hấp dẫn, bởi vậy công việc này đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Cùng VTC Pay Blog tìm hiểu chi tiết những kỹ năng đó là gì qua bài viết dưới đây nhé.
Công việc của người quản lý nhà hàng bao gồm lên kế hoạch, tổ chức và giám sát hoạt động nhân sự, đảm bảo nhà hàng vận hành ổn định.
Tùy thuộc vào quy mô của từng nhà hàng mà công việc của quản lý nhà hàng sẽ có ít nhiêu thay đổi. Tuy nhiên, những quản lý nhà hàng đều có các vai trò sau:
Xem thêm:
Nếu dịch vụ tốt, nhà hàng sẽ giữ chân được lượng khách quen và thu hút được khách hàng mới, giúp doanh số phát triển ổn định.
Người quản lý nhà hàng cần quan sát, nhận biết được nhu cầu của thực khách và xác định hướng đi cần thiết để định hình và nâng cao chất lượng dịch vụ cho nhà hàng.
Để góp phần tăng độ nhận diện thương hiệu nhà hàng, người quản lý cũng có thể đề xuất và triển khai các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng.
Bên cạnh đảm bảo doanh số, quản lý nhà hàng còn phải cùng với bộ phận kế toán kiểm tra về doanh số bán hàng, lợi nhuận thu được và kiểm soát báo cáo thu chi, báo cáo lên cấp trên trong các cuộc họp.
Không chỉ tuyển dụng, quản lý nhà hàng còn có trách nhiệm đào tạo hoặc theo dõi việc đào tạo nhân viên mới để đảm bảo nắm rõ các quy định, công việc cần làm. Nguồn nhân sự đầu vào càng được chọn lựa kỹ lượng, chất lượng phục vụ của nhà hàng sẽ được cải thiện hơn. Để làm được việc này, đòi hỏi quản lý nhà hàng cần có kỹ năng giao tiếp, phỏng vấn và đánh giá nhân sự tốt.
Phân chia công việc, sắp xếp ca làm cho nhân viên, đánh giá hiệu quả làm việc để từ đó xây dựng chính sách thưởng phạt, đãi ngộ hợp lý cũng sẽ khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên.
Trong quá trình nhà hàng vận hành, không thể tránh khỏi các vấn đề phát sinh khi khách hàng dùng bữa. Việc của quản lý nhà hàng là giải quyết hợp lý các vấn đề đó. Trước hết, người quản lý cần nghe khách hàng trình bày với thái độ lắng nghe và xoa dịu khách hàng. Sau đó cân nhắc các giải pháp và đề xuất hướng xử lý sao cho hợp lý nhất. Mục tiêu cuối cùng vẫn là giúp cho khách hàng có trải nghiệm hài lòng và giảm thiểu rủi ro cho nhà hàng.
Người quản lý cũng cần lưu ý tới những bộ phận làm việc trực tiếp với khách hàng như lễ tân, phục vụ và đảm bảo nhân viên được hướng dẫn, đào tạo bài bản, có tác phong chuyên nghiệp để tránh các tình huống xấu xảy ra khi giao tiếp với khách hàng.
Đôi khi trong quá trình làm việc, sẽ phát sinh những vấn đề của nhân viên hay máy móc, thiết bị. Quản lý cần giữ được bình tĩnh và nhanh chóng đưa ra phương án thay thế, khắc phục, tránh làm gián đoạn hoạt động của nhà hàng.
Với những kỹ năng cần có của quản lý nhà hàng, sử dụng các công cụ hỗ trợ để nâng cao hiệu quả quản lý là rất cần thiết. Ứng dụng VTC Pos với các tính năng quản lý từ xa, đa chi nhánh, quản lý và phân quyền nhân sự giúp tiết kiệm chi phí, thời gian sẽ giúp tối ưu các công việc quản lý.
Trải nghiệm ngay VTC Pos với năm đầu miễn phí tại:
PlayerUnknown's Battlegrounds (PUBG) là một trong những trò chơi sinh tồn nổi tiếng nhất trên…
PlayerUnknown's Battlegrounds (PUBG) là một trong những trò chơi battle royale nổi tiếng nhất hiện…
Đấu Trường Chân Lý (ĐTCL) mùa 13 mang đến những thay đổi thú vị về…
Đấu Trường Chân Lý (ĐTCL) là chế độ chơi chiến thuật hấp dẫn trong Liên…
Bán hàng là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong kinh doanh, đòi…
Bán hàng là một hoạt động kinh doanh quen thuộc, nhưng không phải ai cũng…