Sức khoẻ

Bệnh nhân mắc bệnh ung thư thì ăn được những thực phẩm nào?

Nội dung chính

Tổ chức Y tế thế giới đã thống kê rằng, mỗi năm Việt Nam có khoảng 95.000 bệnh nhân chết vì ung thư. Đa số bệnh nhân mắc ung thư chỉ chú trọng vào điều trị mà chưa quan tâm đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng. Chỉ có số ít bệnh nhân quan tâm đến việc ăn uống hợp lý. Đa số bệnh nhân không nắm rõ kiến thức và lo sợ bệnh ung thư phát triển hoặc tái phát họ đã ăn kiêng quá mức dẫn đến sụt cân và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thực trạng chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân mắc ung thư

Hiện nay, ở Việt Nam, rất nhiều bệnh nhân ung thư không được chăm sóc dinh dưỡng đúng trong quá trình điều trị bệnh. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh ung thư dẫn đến tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng và suy kiệt trầm trọng hơn.

Tình trạng phổ biến trên đa số bệnh nhân ung thư hiện nay chính là suy kiệt cơ thể. Điều này ảnh hưởng lớn tới quá trình điều trị và làm giảm thời gian sống của người bệnh. Đồng thời, nó cũng làm tăng tỷ lệ biến chứng và dẫn đến tử vong của bệnh nhân ung thư.

Con số 30% bệnh nhân tử vong vì suy kiệt cơ thể trước khi chết vì khối ung thư đã phần nào cho thấy tác động xấu của tình trạng sụt cân, suy kiệt. Dinh dưỡng lúc này  là một phần nâng đỡ để người bệnh có đủ sức theo được hết các liệu pháp điều trị nặng nề.

Việc có được một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị đều nhằm đến mục tiêu là tăng cường thể lực cho bệnh nhân. Ăn và uống đúng chế độ khi điều trị có thể giúp cho bệnh nhân giảm thiểu được các tác dụng phụ của quá trình điều trị và giúp bệnh nhân có cảm giác sống khoẻ hơn.

Một số chất dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh.

* Những loại dưỡng chất không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày đối với bệnh nhân ung thư:

– Đạm: Thịt cung cấp cho cơ thể các loại acid amin thiết yếu.Cơ thể cũng cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm như các loại tôm,cua cá và thịt nạc heo, thịt bò,cũng là nguồn cung cấp các acid amin quý giá cho cơ thể.

– Tinh bột: Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt ,các loại củ .Tránh các loại thực phẩm chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia là một trong những nhân tố góp phần làm tăng tỷ lệ bệnh ung thư.

– Chất béo: Là chất có giá trị cao. Do đó trong khẩu phần ăn phải có một lượng lipid nhất định.

– Rau quả: Chọn các loại quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nó có lợi cho sức khoẻ do cung cấp các loại vitamin.

* Thời gian bệnh và điều trị, bệnh nhân thường sẽ bị thay đổi khẩu vị. Sự thay đổi khẩu vị này sẽ kết thúc sau quá trình điều trị. Những phương pháp có thể giúp người bệnh giảm thiểu được tình trạng khó chịu:

– Súc miệng trước khi ăn.

– Ăn trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi…, sử dụng những loại quả này giúp hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư.

* Hoá trị liệu hoặc xạ trị ở vùng đầu-cổ… có thể gây ra sự giảm tiết nước bọt và dẫn đến khô miệng, nó là một trong những lý do làm bệnh nhân chán ăn càng trầm trọng. Trong trường hợp này, cần lưu ý:

– Nên ăn thức ăn mềm hoặc chế biến nhiều nước và ăn thêm hoa quả chua nhằm tăng tiết nước bọt.

– Tránh ăn nhiều đường.

– Uống nhiều nước.

* Đau và nhiễm trùng miệng, họng thường hay gặp ở những bệnh nhân ung thư đang phải chịu xạ trị vùng đầu-cổ, hoá trị liệu hoặc đang có những vấn đề nhiễm trùng. Cảm thấy đau răng miệng, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ để có thể điều trị để xử trí kịp thời. Tránh ăn những thực phẩm dưới đây vì chúng làm tăng khả năng tổn thương răng miệng của bệnh nhân:

– Thực phẩm có gia vị cay nồng.

– Thực phẩm cứng, có góc cạnh sắc gây khó nhai, nuốt.

Bệnh nhân nên dùng những thực phẩm mềm, dễ dàng nhai và nuốt như trái cây mềm, phô mai, bún, mỳ, miến, sữa, bột ngũ cốc…Nên tránh ăn cay, mặn, tránh các loại trái cây có vị chua.

* Những bệnh nhân đang hoá trị liệu thường hay gặp phải tình trạng buồn nôn. Lời khuyên là nên cho người bệnh ăn trước khi đói, uống nhiều nước, nhiều ngụm trong ngày; tránh những thức ăn dầu mỡ, cay nồng, nặng mùi và những thực phẩm khô như nương khô, bánh quy, bánh mì nướng…

* Uống nước: uống 8-12 ly nước mỗi ngày. Có thể uống nước ép rau, quả, sữa hoặc những thực phẩm có chứa nhiều nước… Tuy nhiên nên hạn chế những thức uống chứa cafein…

Mỗi người bệnh nhân mắc ung thư hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và bác sĩ dinh dưỡng để có một chế độ ăn uống phù hợp đủ dinh dưỡng và năng lượng. Chế độ ăn uống phù hợp là rất quan trọng nhằm giúp nâng cao sức khỏe, chất lượng điều trị và chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư. Đừng quá lo lắng, trong bất cứ hoàn cảnh nào, bảo hiểm VBI Hope sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ bạn. Bạn hãy truy cập vào hệ thống VTC Pay để có thể mua bảo hiểm VBI Hope, VTC Pay tự hào là một nhà phân phối bảo hiểm VBI uy tín nhất trên thị trường.

Phạm

Recent Posts

Ngành F&B: Vai trò của lớp học quản lý nhà hàng

Ngành F&B (Food and Beverage) đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, trở thành…

5 giờ ago

Khái niệm bán hàng: Kiến thức cần biết về bán hàng

Bán hàng không chỉ đơn thuần là việc trao đổi sản phẩm hay dịch vụ…

9 giờ ago

Gợi ý tour du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm mới nhất 2025

Đà Lạt là lựa chọn du lịch và nghỉ dưỡng của hàng triệu du khách…

2 ngày ago

Hướng dẫn cách bật nghiêng người trong PUBG Mobile Trung Quốc

PUBG Mobile phiên bản Trung Quốc (hay còn gọi là Game for Peace) luôn mang…

4 ngày ago

Cách chỉnh độ nhạy PUBG Mobile đơn giản 2024

PUBG Mobile là tựa game bắn súng sinh tồn nổi tiếng đòi hỏi kỹ năng…

4 ngày ago

DTCL mùa mới: Top đội hình mạnh nhất 14.24

Đấu Trường Chân Lý (DTCL) mùa mới đã chính thức ra mắt với phiên bản…

4 ngày ago