Sức khoẻ

Hội chứng ‘sợ yêu’ – Philophobia là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bạn có thể nghĩ rằng sợ yêu chỉ là một vấn đề tâm lí được xuất phát từ nhiều yếu tố bên ngoài gây nên. Tuy nhiên, nếu không thể tự mình kiểm soát được tình trạng này sẽ có thể khiến cho những người mắc có thể tự cô lập mình đến cuối đời. Hãy cùng VTC Pay Blog tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Hội chứng sợ yêu – Philophobia là gì?

Hội chứng sợ yêu hay còn được gọi với tên khoa học là Philiphobia là một hội chứng thuộc nhóm rối loạn lo âu. Những ai mắc phải hội chứng này thường có tâm lí e ngại, chưa sẵn sàng tâm lí để bắt đầu một mối quan hệ tình yêu đối với người khác (trừ cha mẹ hoặc người thân).

Các biểu hiện khi mắc hội chứng sợ yêu

Tình yêu là điều hiển nhiên mà tất cả chúng ta đều muốn trải nghiệm, nhưng đối với những người mắc Philophobia thì đó là điều mà họ luôn né tránh. Vì lẽ đó mà đối với người khác những người mắc hội chứng sợ yêu thường được cho là người có tính cách kỳ lạ, dị hợm,…. Chính vì vậy việc phải dựng vợ gả chồng là điều ám ảnh đối với họ.

Một số biểu hiện điển hình của Philophobia như:

  • Khi có một ai đó chủ động ngỏ lời, thường sẽ khiến người đó cảm thấy lo lắng, đắn đo, ngần ngại và tự cảm thấy không đủ can đảm để bắt đầu cho một mối quan hệ tình cảm.
  • Tự nghĩ rằng phải hy sinh rất nhiều trong tình yêu rồi trở nên lụy tình. Và tự tưởng tượng bản thân sẽ không thể nào sống nổi nếu không có người đó
  • Sợ bị tổn thương và gặp phải những tổn thương
  • Sợ bản thân cho đi quá nhiều nhưng không thể nhận lại được kết qẩu xứng đáng
  • Sợ bản thân sẽ thay đổi thành một con người khác
  • Luôn có cái nhìn tiêu cực về tình yêu

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng sợ yêu

Hội chứng sợ yêu có thể xuất phát từ nhiều lí do khác nhau từ đó dẫn tới nhiều ảnh hưởng tiêu cực lớn ở hiện tại và có thể kéo dài đến tương lai. Để có thể điều trị kịp thời bởi đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp với giá cả hợp lí hãy tham gia ngay bảo hiểm VBI để được nhận nhiều ưu đãi tốt nhất.

1. Trải nghiệm tồi tệ về tình cảm trong quá khứ

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng sợ yêu đó chính là đã từng thấy hay từng có tình yêu đổ vỡ trong quá khứ. Chẳng hạn như: bị người mình yêu lợi dụng rồi phản bội, chứng kiến cảnh hai người yêu nhau nhưng cuối cùng lại chia tay trong sự bất hòa hay có cha mẹ đổ vỡ trong hôn nhân.

Những điều này đã khiến cho họ mất đi sự tin tưởng, niềm tin vào một tình yêu đẹp. Dồng thời khiến họ cảm nhận được tình yêu chỉ khiến cho con người ta đau khổ và luôn muốn tránh xa, né đi tình cảm của người khác dành cho mình.

2. Bị ảnh hưởng trong quá trình giáo dục

Cha mẹ thường có xu hướng cấm đoán con cái yêu đương sớm. Nhưng họ không biết rằng cho con cái thấy được những hậu quả nghiêm trọng khi yêu đương cũng có thể khiến chúng bị ám ảnh, sợ hãi và không dám mở lòng với người khác quá mức kể cả khi trưởng thành.

3. Ảnh hưởng từ những kênh thông tin đại chúng

Hiện nay nhiều thông tin về những vụ đổ vỡ trong tình yêu hay thậm chí nhiều vụ vì yêu mà gây ra nhiều án mạng thương tâm khiến không ít người cảm thấy sợ hãi và rùng mình. Chính những điều đó đã khiến cho nhiều người cảm thấy sợ yêu và không muốn bản thân mình sẽ rơi vào hoàn cảnh giống như những nhân vật đó.

Bên cạnh đó nhiều những thông tin sai lệch về tình yêu được lan tràn rộng rãi trên MXH cũng là một trong những nguyên nhân “đầu độc” tâm hồn của người đọc khiến họ có những suy nghĩ tư tưởng lệch lạc về tình yêu.

4. Tự ti về bản thân

Nhiều người cảm thấy rằng bản thân mình không đủ hoàn hảo, không đủ tốt để có thể bắt đầu một mối quan hệ tình cảm. Luôn sợ những ánh nhìn chê bai, khinh thường từ người khác từ đó khiến cho bản thân trở nên nhạy cảm với mọi người xung quanh quanh và không dám mở lòng với ai khác.

Làm sao để điều trị cho người mắc hội chứng sợ yêu

1. Cố gắng nỗ lực tự vượt qua

Hội chứng sợ yêu xuất phát từ chính tâm lí bên trong bản thân, vì vậy chỉ bạn mới có thể tự điều trị cho chính mình một cách tốt nhất. Đừng sợ hãi, hãy dũng cảm, quyết tâm bước về phía trước bứt phá khỏi hàng rào tâm lí ngăn cách bạn. Chỉ có như vậy bạn mới có thể vượt qua được hội chứng này.

2. Nhờ đến sự trợ giúp của các nhà tâm lí

Khi bạn cố gắng để cải thiện tâm lí của bản thân nhưng không có hiệu quả thì gặp bác sĩ tâm lý để nhận được những lời tư vẫn từ họ cũng là một cách giúp cải thiện tình trạng của bạn. Các nhà tâm lí sẽ dựa vào những lời chia sẻ mà đưa ra những lời khuyên tốt nhất.

Tuy nhiên, bác sĩ chỉ là người đưa ra các liệu pháp nhằm loại bỏ bóng đen tâm lí, cho người bệnh biết cách kiểm soát được cảm xúc và nhận biết vấn đề một cách tích cực hơn. Còn để hoàn toàn thoát khỏi được hội chứng Philophobia còn phụ thuộc bản thân người bệnh.

Lời kết

Trên đây là Hội chứng ‘sợ yêu’ – Philophobia là gì? Nguyên nhân và cách điều trị. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho mọi người hiểu thêm về hội chứng sợ yêu đồng thời hiểu rõ nguyên nhân gây ra hội chứng này để có thể tìm được cách cải thiện vấn đề tâm lí một cách tốt nhất.

Phạm

Recent Posts

Ngành F&B: Vai trò của lớp học quản lý nhà hàng

Ngành F&B (Food and Beverage) đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, trở thành…

1 ngày ago

Khái niệm bán hàng: Kiến thức cần biết về bán hàng

Bán hàng không chỉ đơn thuần là việc trao đổi sản phẩm hay dịch vụ…

1 ngày ago

Gợi ý tour du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm mới nhất 2025

Đà Lạt là lựa chọn du lịch và nghỉ dưỡng của hàng triệu du khách…

3 ngày ago

Hướng dẫn cách bật nghiêng người trong PUBG Mobile Trung Quốc

PUBG Mobile phiên bản Trung Quốc (hay còn gọi là Game for Peace) luôn mang…

5 ngày ago

Cách chỉnh độ nhạy PUBG Mobile đơn giản 2024

PUBG Mobile là tựa game bắn súng sinh tồn nổi tiếng đòi hỏi kỹ năng…

5 ngày ago

DTCL mùa mới: Top đội hình mạnh nhất 14.24

Đấu Trường Chân Lý (DTCL) mùa mới đã chính thức ra mắt với phiên bản…

5 ngày ago