Nhà hàng là lĩnh vực kinh doanh cần nhiều bộ phận và sự hợp tác trơn tru để đảm bảo quá trình vận hành. Vì vậy, hiểu về sơ đồ tổ chức nhà hàng và cơ cấu nhân sự là rất cần thiết nếu bạn có ý định kinh doanh trong lĩnh vực này.
Hãy cùng VTC Pay Blog tìm hiểu qua bài viết sau.
Đây là bộ phận có trách nhiệm và quyền hạn điều hành, quản lý, giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh. Họ cũng là người tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh, chiến lược và tuyển dụng nhân viên. Bên cạnh đó là giải quyết các công việc mang tính nghiêm trọng, đột xuất và bất thường.
Quản lý nhà hàng là vị trí hỗ trợ cho ban Giám đốc trong việc quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Các công việc cụ thể của quản lý nhà hàng là:
Bộ phận này sẽ có trách nhiệm giám sát hoạt động kinh doanh của nhà hàng theo khu vực được phân công. Cạnh đó, giám sát nhà hàng sẽ hỗ trợ người quản lý các đầu việc như phân ca, chia khu làm việc cho nhân viên, giải quyết các tình huống phát sinh trong phạm vi quyền hạn của mình.
Ứng dụng quản lý bán hàng VTC Pos đang có ưu đãi miễn phí 1 năm đầu sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, quản lý từ xa và quản lý đa chi nhánh, việc kinh doanh, quản lý nhà hàng, ăn uống đơn giản hơn.
Tải ứng dụng:
Vì là vị trí tiếp xúc với khách hàng, một vài yêu cầu đối với bộ phận lễ tân gồm:
Bộ phận bếp sẽ gồm bếp trưởng, bếp phó và các nhân viên bếp, nhân viên sơ chế.
Trong đó, bếp trưởng sẽ có quyền hành cao nhất, chịu trách nhiệm chung cho các hoạt động trong bếp, quản lý và điều hành, tổ chức, hướng dẫn nhân viên trong bếp. Bếp trưởng cũng là người chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng món ăn, nguyên liệu đầu vào.
Bếp phó là người hỗ trợ cho bếp trưởng. Khác với bếp trưởng chỉ chế biến món ăn khi có yêu cầu, bếp phó sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình chế biến. Bếp phó cũng là người đào tạo và hướng dẫn nhân viên mới.
Nhân viên bếp, nhân viên sơ chế là những người chuẩn bị nguyên liệu, vật dụng chế biến. Họ là người đảm bảo thực phẩm được bảo quản theo đúng quy định và thực hiện các công việc theo sự phân công.
Đây là vị trí chịu trách nhiệm về mặt tài chính, thu chi của nhà hàng.
Kế toán: bộ phận này bao gồm kế toán trưởng và nhân viên kế toán. Bộ phận kế toán sẽ lập báo cáo tài chính, các phiếu thu, chi của nhà hàng và có trách nhiệm báo cáo lên cấp trên.
Thu ngân: đây là vị trí làm các công việc thu ngân, lên hóa đơn và thực hiện việc thanh toán với khách. Thu ngân cũng là người nhập, lưu giữ liệu hệ thống và lưu giữ hóa đơn.
Bộ phận này đảm bảo vệ sinh cho toàn bộ khu vực nhà hàng, bên cạnh các công việc dọn rửa chén và các công việc khác theo sự phân công.
Không thể thiếu trong sơ đồ tổ chức nhà hàng là bộ phận phục vụ. Bộ phận này sẽ phối hợp với bộ phận lễ tân trong việc đón và tiễn khách, sắp xếp chỗ ngồi cho khác, giúp khách gọi món và theo sát các nhu cầu của khách trong quá trình khách dùng bữa tại nhà hàng.
Phục vụ bàn cũng có trách nhiệm sắp xếp lại không gian bàn ăn của khách.
Những người làm ở bộ phận này sẽ chuẩn bị, cung cấp thức uống cho khách.
Tạm kết: Trên đây là những vị trí chính trong sơ đồ tổ chức nhà hàng mà bạn nên biết. Bên cạnh đó cũng cần có các bộ phận khác như marketing, quảng cáo, IT,… để cùng phối hợp với nhau, giúp cho nhà hàng vận hành thật trơn tru. Nếu bạn đang muốn thử sức trong lĩnh vực này, hãy nắm thật chắc các vị trí trong sơ đồ tổ chức nhà hàng nhé.
LMHT sắp sửa cập nhật cơ chế gacha, tương tự như Genshin Impact, mang đến…
DTCL mùa 13: Bước Tới Arcane đã chính thức ra mắt, mang đến sự thay…
Atlético Osasuna là một trong những câu lạc bộ bóng đá lâu đời và giàu…
Real Betis Balompié, thường được biết đến đơn giản là Real Betis, là một trong…
La Liga không chỉ thu hút bởi những cái tên quen thuộc như Real Madrid…
La Liga luôn thu hút hàng triệu người hâm mộ trên khắp thế giới, và…