Mẹo vặt - Kinh nghiệm

Các tiêu chí cần lưu ý khi chọn phần mềm quản lý doanh nghiệp

Giúp doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện, phần mềm quản lý doanh nghiệp là công cụ giúp tăng trưởng và tiết kiệm chi phí vận hành. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có được lựa chọn cho mình bởi quá nhiều phần mềm quản lý xuất hiện trên thị trường. Hãy để VTC Pay Blog mách cho bạn những lưu ý khi chọn phần mềm quản lý doanh nghiệp để mang lại hiệu quả kinh doanh tốt qua bài viết dưới đây.

Lợi ích của phần mềm quản lý doanh nghiệp

Phần mềm quản lý doanh nghiệp thường được tích hợp đa tính năng nhằm hỗ trợ tối đa hoạt động quản lý trong doanh nghiệp. Lợi ích chính mà các chủ doanh nghiệp nhận được là tối ưu các tác vụ, công việc hàng ngày giúp doanh nghiệp, tổ chức vận hành hiệu quả hơn.

Quản lý tài chính

Đối với các doanh nghiệp, vấn đề tài chính luôn cần đặt lên hàng đầu. Phần mềm quản lý doanh nghiệp sẽ cập nhật số liệu liên tục theo thời gian thực. Các nhân sự, ban lãnh đạo sẽ dựa vào đó để có được đánh giá minh bạch về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phần mềm quản lý cũng giúp chủ doanh nghiệp lập ra được các mục tiêu về doanh thu, định hướng kinh doanh.

Các hoạt động mua hàng, sản xuất, hậu cần và chi phí phát sinh cũng sẽ được liệt kê cụ thể giúp doanh nghiệp lập ra được kế hoạch thu chi chi tiết, từ đó cân nhắc và điều chỉnh kế hoạch tài chính.

Quản lý nhân sự

Bộ phận nhân sự có thể thêm mới, lưu trữ, kiểm tra thông tin về các nhân sự trong suốt quá trình họ làm việc tại doanh nghiệp nhờ tính năng này. Các ứng dụng quản lý còn hỗ trợ phân quyền, phân việc cho từng nhân sự, nhóm nhỏ nhân sự, quản lý việc chấm công tự động. Việc quản lý nhân sự, xét thưởng phạt, tăng lương và các quyết định khác cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Các nhân viên sẽ phối hợp với nhau tốt hơn nhờ quy trình làm việc được xây dựng và công việc được phân công cụ thể.

Truy cập dữ liệu

Một trong những lợi ích cơ bản của các phần mềm quản lý là cho phép người dùng truy cập dữ liệu mọi lúc mọi nơi, với các thiết bị di động quen thuộc như điện thoại, máy tính bảng. Chủ doanh nghiệp, người quản lý có thể kiểm tra các thông tin như lịch trình sản xuất, tình trạng nhập, xuất kho, tình trạng đơn hàng,… cho phép nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, để tránh những rủi ro thường gặp trong quá trình kinh doanh, các ứng dụng này sẽ có những thông báo giúp người dùng có được phản ứng kịp thời, hạn chế tối đa hao tổn thời gian và chi phí.

Tăng khả năng cạnh tranh

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đồng nghĩa với tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Các ứng dụng quản lý giúp doanh nghiệp tương tác với khách hàng nhanh chóng, linh hoạt địa điểm mà không nhất thiết phải có mặt ở văn phòng.

Bên cạnh đó, các thông tin về khách hàng, hoạt động, lịch sử mua hàng và các ý kiến phản hồi của khách hàng cũng được ghi lại giúp đội ngũ chăm sóc khách hàng và tiếp thị chăm sóc khách hàng tốt nhất. Từ đó tạo trải nghiệm tốt và tăng khả năng khách hàng quay lại.

Các tiêu chí cần lưu ý khi chọn phần mềm quản lý doanh nghiệp

Tính bảo mật, lưu trữ dữ liệu

Các doanh nghiệp luôn cần chú ý đến sự bảo mật, an toàn khi chọn phần mềm quản lý bán hàng. Cần có hệ thống sao lưu dữ liệu định kỳ, khả năng khôi phục dữ liệu và chính sách bảo mật rõ ràng. Chủ doanh nghiệp cũng nên lựa chọn những phần mềm tự động sắp xếp dữ liệu kinh doanh, nhân sự, các sản phẩm, dòng tiền,… để tối ưu hơn hoạt động kinh doanh.

Linh hoạt, tùy biến

Ứng dụng quản lý cần có sự linh hoạt và tùy biến để đáp ứng được sự thay đổi của doanh nghiệp. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ muốn có sự thay đổi, mở rộng về tính năng, số nhân sự sử dụng, các khả năng tùy chỉnh về giao diện, biểu mẫu, tính năng,… để phù hợp nhất với đặc thù kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Tính tương tác

Để đảm bảo luồng thông tin nội bộ nhanh chóng và chính xác, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc các nhân viên trao đổi về công việc và hỗ trợ điều này. Đây chính là ưu điểm của phần mềm quản lý so với các ứng dụng nhắn tin, giao tiếp khác bởi tính bảo mật, an toàn và tránh thất thoát dữ liệu.

Đa dạng nghiệp vụ vận hành

Quan trọng nhất, các phần mềm quản lý cần có khả năng xử lý nhanh chóng, chính xác các nghiệp vụ cụ thể trong doanh nghiệp như quản lý khách hàng, quản lý nhân sự, quản lý thu mua,… Nhờ đó mới đáp ứng được yêu cầu quản lý và hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp.

Với những tiêu chí trên, VTC POS là một trong những ứng dụng hỗ trợ quản lý hàng đầu cho các doanh nghiệp. VTC POS cung cấp các chức năng quản lý từ xa, quản lý đa chi nhánh, phân quyền cho nhân sự cụ thể. Ngoài ra với tính năng quản lý mặt hàng, quản lý chi nhánh và báo cáo doanh thu, bạn sẽ kiểm soát tốt hơn lượng doanh thu và dòng tiền ra vào của doanh nghiệp. Điều này cũng giúp nâng cao khả năng cạnh tranh doanh số với đối thủ.

 

Hiện tại, VTC POS đang miễn phí cho một năm đầu sử dụng. Tải và trải nghiệm ngay tại:

Lời kết

Qua bài viết vừa rồi, chúc bạn chọn được phần mềm quản lý hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

Xem thêm: Mẹo quản lý công việc cho người trẻ để tránh bị ‘burn out’

Khánh Vy

Recent Posts

Tổng hợp lãi suất tiền gửi các ngân hàng cập nhật 2024

Nếu bạn đang phân vân nên gửi tiền gửi ngân hàng vào năm 2025 thì…

5 giờ ago

Top những ứng dụng gửi tiền tiết kiệm online uy tín

Việc gửi tiền tiết kiệm đã không còn là một hoạt động gắn liền với…

5 giờ ago

Nên gửi tiết kiệm online ngân hàng nào tốt nhất?

Gửi tiết kiệm online đã trở thành xu hướng phổ biến nhờ tính tiện lợi…

5 giờ ago

Hướng dẫn tải game Liên Quân Trung Quốc đơn giản cho điện thoại

Game Liên Quân Trung Quốc (Arena of Valor phiên bản Trung Quốc) là một trong…

7 giờ ago

Ngành F&B: Vai trò của lớp học quản lý nhà hàng

Ngành F&B (Food and Beverage) đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, trở thành…

2 ngày ago

Khái niệm bán hàng: Kiến thức cần biết về bán hàng

Bán hàng không chỉ đơn thuần là việc trao đổi sản phẩm hay dịch vụ…

2 ngày ago